Tin tức Mục đích tu hành trong đạo Phật là gì?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi dieuthuyenvtt, 26/8/24.

  1. dieuthuyenvtt

    dieuthuyenvtt Member

    Tham gia ngày:
    3/5/19
    Bài viết:
    81
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Tu hành trong Đạo Phật là đi tìm lại bản lai diện mục của chính mình vốn có mặt trước khi được cha mẹ sanh ra, nhưng đã bị lãng quên từ vô thủy kiếp. Nếu người tu hành chưa sáng tỏ việc này thì khác gì mặt trăng bị mây đen che kín, không thể hiển xuất quang minh, thì làm sao có thể khai mở trí huệ?

    Sở dĩ chúng ta hiện nay chăm chỉ tu đạo là vì muốn tìm thấy con đường giải thoát, không muốn bị chìm đắm trong luân hồi sanh tử nữa. Thế nhưng, do tham-sân-si vẫn cứ luôn là cục đá lớn cột chặt đôi chân, nên dù tu hành rất chăm chỉ, trên thực chất một chút phiền não tham-sân-si cũng chẳng đoạn được.

    Đó gọi là gì? Là tu hành thất bại! Chúng ta muốn tu đạo giải thoát sanh tử, trước hết cần phải diệt trừ tham-sân-si, sau đó mới có thể đạt đến chỗ thân-miệng-ý đều trong sạch. Đương nhiên, đây không phải là việc dễ làm, bởi lẽ từ thuở vô thủy tới nay, nghiệp chướng mà chúng ta tạo ra đầy ngập như núi cao, kiên cố như sắt thép, khó hòng phá vỡ được.

    Ngày nay chúng ta phát tâm tu hành là để đoạn trừ thói hư tật xấu, nhằm tiêu trừ nghiệp chướng, bởi vì nghiệp chướng chính là phiền não phát sanh từ thói hư tật xấu. Khi sáu căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) vừa tiếp xúc cảnh giới của sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), chúng ta liền khởi tâm động niệm thì đó chính là đang tạo nghiệp luân hồi. Bồ-tát Di Lặc nói, trong khoảng khảy ngón tay có đến khoảng ba trăm hai mươi trăm triệu vọng niệm sanh ra trong tâm thức của mỗi chúng sanh, mỗi vọng niệm là một cái nhân tạo thành một kiếp luân hồi.

    Nếu chúng ta không khéo hiểu rõ điều này, mọi việc tu hành lại chính là tạo nghiệp luân hồi. Do đó, người không tu hay không khéo tu, thì núi cao nghiệp chướng ngày càng đắp cao thêm, vĩnh viễn không có cách gì thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử. Mỗi khi khởi tâm động niệm, tự mình phải nhận biết chính mình đã sai lầm rồi, sai lầm ở chỗ nào? Cái ta còn tồn tại! Hễ còn cái ta là còn ý niệm, hễ còn ý niệm là còn cái ta.

    >> Tham khảo: Kinh

    Vì sao? Vì ý niệm phát xuất từ cái ta và cái ta sanh ra từ ý niệm. Cái ta không còn thì ý niệm cũng theo đó mà dứt bật, nếu ý niệm dứt bậc thì cái ta từ đâu mà sanh ra? Ý niệm rất vi tế, chỉ cần có một ý niệm bắt đầu khởi dậy thì cái ta sẽ là cái sanh ra trước tiên hết, sau đó tất cả các thứ khác về người, chúng sanh và thọ giả liền theo đó mà tiếp nối dấy lên.

    Khi chúng ta chê kẻ khác sai, kẻ khác xấu, còn mình thì luôn đúng luôn tốt; hoặc nghe người ta nói mình tốt thì vui thích, bị kẻ khác chê xấu thì khó chịu, buồn rầu, thì đó đều là nhân ngã tướng phát sanh ra từ ý niệm, thấy thật sự có mình, có người khác, có các tướng đúng sai, phải trái, xấu tốt, vui buồn, được mất v.v…, tức là vẫn còn chưa xả bỏ bốn tướng: ta, người, chúng sanh và thọ giả.

    Tu hành đạo Phật mà vẫn còn có bốn tướng ấy thì không thể nào yên ổn được. Bốn tướng nhân, ngã, chúng sanh và thọ giả chẳng những không có lợi gì cho việc tu hành mà còn ngày ngày khiến phiền não càng thêm tăng trưởng. Cố chấp trước vào bốn tướng ấy chính là thói quen, tập khí xấu tích lũy từ vô thủy kiếp, khó thể phá vở. Vấn đề là phải tu như thế nào mới có thể lìa bốn tướng ấy?

    Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã giới thiệu cho chúng ta pháp môn Tịnh độ, là pháp vô thượng của Như Lai, là pháp chẳng có hình tướng gì cả, vì sao? Vì Tịnh độ là pháp tu Nhất Tâm Bất Loạn, mà đã là Nhất Tâm Bất Loạn thì làm sao có các tướng nhân, ngã, chúng sanh và thọ giả cho được! Trong phẩm Khuyến Dụ Sách Tấn, Đức Phật nói: “Sang giàu thương muốn không thể bền giữ, đều phải lánh xa, chẳng thể an vui” là nói đến sự độc hại của tam độc tham-sân-si.

    Tham-sân-si chính là tàn dư tập khí xấu xa, là rác rến chất đầy trong ý niệm, khiến chúng ta phải chịu nhiều thống khổ. Nếu không trừ sạch tham-sân-si ngay trong ý niệm thì không có cách chi khai mở trí huệ! Chúng ta chỉ cần khởi lên ý niệm tham lam bất cứ một thứ gì, bèn tạo nghiệp luân hồi. Vì thế, ngay sau câu nói ấy, Đức Phật liền bảo: “Phải nên tinh tấn, sinh nước An Lạc, trí huệ thông suốt, công đức thù thắng. Chớ nên phóng tâm vào chỗ ham muốn, phụ kinh bỏ giới, phải đứng sau người.”

    Ở đây, Phật khuyên chúng ta chớ nên phụ kinh bỏ giới, chớ chẳng hề bảo chúng ta ham muốn kinh pháp. Vì sao? Vì tham là tập khí xấu, ngay cả Phật pháp cũng chẳng nên tham! Khi tâm tham khởi dậy, dù là tham Phật pháp đi chăng nữa, cũng vẫn tạo nghiệp luân hồi; do vậy Phật mới bảo: “Phật pháp cũng phải buông, huống gì là phi pháp.” Phật dạy chúng ta phải buông bỏ cái tâm tham Phật pháp, chớ nào có ý kêu chúng ta phụ bỏ Phật pháp bao giờ!
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này