Những ai mới bắt đầu chắc hẳn sẽ thấy rằng Power BI Microsoft là một công cụ khá phức tạp và rất khó để cho bạn sử dụng mạch lạc trong những lần đầu tiên. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này, MSO sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hướng dẫn Power BI chi tiết nhất, giúp bạn nhanh chóng bắt nhịp để sử dụng công cụ này nhé. Power BI là gì? Power BI là một công cụ giúp bạn phân tích và trực quan hóa dữ liệu, giúp bạn khám phá và hiểu được sâu sắc về các dữ liệu của mình. Điều này cũng giúp bạn thúc đẩy khả năng đưa ra những quyết định kinh doanh sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Công cụ này có khả năng giúp kết nối được tất cả các nguồn dữ liệu của bạn lại thành một nguồn dữ liệu duy nhất cùng với tính năng chia sẻ và cộng tác, giúp hoạt động phân tích dữ liệu và định hướng kinh doanh của bạn có sự đúng đắn và đạt hiệu quả cao nhất. Với khả năng tích hợp với công nghệ AI tiên tiến, giúp hoạt động phân tích dữ liệu diễn ra một cách dễ dàng và giúp bạn trực quan hóa dữ liệu thành những báo cáo và biểu đồ dễ đọc nhất. Ngoài ra, với khả năng nhúng và chia sẻ dễ dàng sang các ứng dụng và dịch vụ khác của Microsoft, giúp bạn xuất báo cáo một cách nhanh chóng đến những người đồng nghiệp của mình, điều này cũng giúp bạn nâng cao hiệu suất công việc. Nhìn chung, Power BI là một công cụ hữu hiệu giúp bạn phân tích dữ liệu một cách dễ dàng, giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn đạt được kết quả cao nhất. Dax trong Power BI là gì? DAX là một biểu thức giúp người dùng có thể sử dụng để phân tích dữ liệu trong ứng dụng Power BI. Một công thức DAX trong Power BI sẽ bao gồm có hàm, toán tử và giá trị tham chiếu, giúp người dùng thực hiện phân tích, tính toán hoặc truy vấn các dữ liệu trong công cụ này. Hiện tại, ứng dụng Power BI được tích hợp rất nhiều hàm DAX khác nhau và được chia như sau: Hàm toán học: Là các hàm dùng để giúp bạn tính toán các dữ liệu cụ thể từ đơn giản đến phức tạp, những hàm toán học có trong Power BI cũng rất giống với các hàm tính toán trong Excel. Hàm văn bản: Là những hàm để giúp bạn tìm kiếm, ghép nối các phần của một văn bản thành một chuỗi văn bản cụ thể. Điều đặc biệt là bạn có thể sử dụng những hàm này để kiểm tra các định dạng ngày, giờ và định dạng số. Hàm logic: Là những hàm để giúp bạn kiểm tra những giá trị được tham chiếu có thỏa mãn những điều kiện tham chiếu nhất định hay không. Hàm ngày, tháng: Giúp bạn tính toán hoặc lấy ra giá trị như ngày, tháng hay năm từ một giá trị được định dạng ngày tháng. Có một số hàm còn có thể giúp bạn tính toán giữa những ngày khác nhau như tính khoảng cách ngày hoặc khoảng cách tháng từ hai ngày tháng nhất định. Hàm thông tin: Là những hàm giúp bạn kiểm tra những công thức mà bạn tạo đã được viết đúng hay chưa. Giúp bạn giảm thiểu được những sai sót trong quá trình làm việc với các dữ liệu trong Power BI. Hàm mối quan hệ: Là những hàm giúp bạn có thể quản lý hoặc lấy được những giá trị từ những bảng có mối quan hệ liên quan. Hàm lọc: Là những hàm giúp bạn tra cứu những giá trị có liên quan dựa trên những điều kiện cụ thể mà bạn đưa ra. Điều đặc biệt hơn là những hàm này sẽ không làm ảnh hưởng đến các dữ liệu hay những mối quan hệ mà bạn đã tạo từ trước đó. Hướng dẫn Power BI: Tổng quan giao diện Power BI Desktop Để có thể làm việc với ứng dụng Power BI một cách hiệu quả nhất, trước hết bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sơ qua về giao diện làm việc của công cụ này nhé. Ribbon hay còn gọi là thanh công cụ, đây là nơi bạn tìm thấy các các công cụ mà bạn muốn sử dụng trong quá trình tương tác và làm việc với các dữ liệu trên Power BI. Views là những giao diện làm, bao gồm có các tùy chọn mà bạn có thể lựa chọn để làm việc với nó như báo cáo, mô hình dữ liệu, bảng dữ liệu và các hàm DAX. Các tùy chọn này cũng có thể giúp bạn có thể theo dõi, quản lý và chỉnh sửa những báo cáo, bảng dữ liệu hay những mô hình dữ liệu mà bạn đã áp dụng. Và phần Page cuối trang thể hiện vị trí trang mà bạn đang làm việc trên những giao diện đó. Fields là khung danh sách tất cả những bảng dữ liệu mà bạn đã nhập vào để tạo biểu đồ và báo cáo dữ liệu. Visualizations là các tùy chọn để bạn tạo dựng kiểu biểu đồ, báo cáo phù hợp với những mong muốn của mình. Filter là mục để giúp bạn tìm kiếm và sử dụng những bộ lọc cho trang mà bạn đang tương tác hoặc toàn bộ tất cả các trang. Trên đây là những thông tin cơ bản về toàn bộ các tính năng và công cụ được tích hợp với ứng dụng Power BI. Theo dõi tiếp các nội dung tiếp theo để biết được các cách sử dụng Power BI chi tiết nhất nhé. Hướng dẫn Power BI: Tải dữ liệu vào Power BI Desktop Hiện tại, Power BI hỗ trợ người dùng kết nối với rất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm các nguồn dữ liệu như Excel, cơ sở dữ liệu SQL server, trang web, Microsoft SharePoint và Google Analytics và nhiều dịch vụ trực tuyến phổ biến khác. Để có thể kết nối được với các nguồn dữ liệu này, bạn chỉ cần thực hiện theo những bước đơn giản như sau: Bước 1: Bạn truy cập vào ứng dụng Power BI Desktop Bước 2: Ở ngay tại thẻ Home, bạn nhấn chọn mục Get Data. Bước 3: Khi màn hình giao diện sổ ra danh sách các nguồn mà bạn có thể kết nối dữ liệu, bạn nhấn chọn nguồn dữ liệu và nhấn chọn file dữ liệu mà bạn muốn nhập data vào Power BI. Ví dụ ở trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ nhập dữ liệu từ nguồn Excel. Bước 4: Khi toàn bộ dữ liệu trong file excel đó được mở ra, bạn nhấn cho những cột chứa dữ liệu mà bạn muốn nhập vào và nhấn nút Load là hoàn tất. Hướng dẫn Power BI: Xóa các cột không cần thiết khỏi bảng Khi đã kết nối được nguồn dữ liệu vào trong ứng dụng Power BI, bạn hãy thực hiện những bước sau đây để làm sạch dữ liệu: Bước 1: Ở cột View, bạn nhấp chọn Table View. Bước 2: Ở mục danh sách Data, bạn nhấn chọn vào bảng dữ liệu mà bạn muốn sử dụng. Bước 3: Khi bảng dữ liệu xuất hiện trong giao diện làm việc của Power BI, bạn nhấn chọn chuột trái vào từng cột mà bạn muốn xóa và chọn mục Delete để xóa nó. Hướng dẫn Power BI: Cải thiện mô hình dữ liệu Để có thể phân tích dữ liệu được tốt nhất, bạn cần thực hiện các bước cải thiện mô hình dữ liệu, điều này sẽ giúp cho những dữ liệu của bạn có thể thể hiện đúng những chức năng của nó. Dưới đây là những thông tin hướng dẫn của chúng tôi về cách để cải thiện mô hình dữ liệu trong ứng dụng Power BI. Thay đổi kiểu dữ liệu của các cột Bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây mà chúng tôi hướng dẫn để thay đổi kiểu dữ liệu trên các cột Bước 1: Trong bảng Power BI, bạn nhấn vào cột mà bạn muốn thay đổi kiểu dữ liệu. Bước 2: Trên thanh công cụ, bạn nhấn vào mục Data Type Any rồi chọn kiểu dữ liệu mà bạn muốn thiết lập cho cột đó. Bước 3: Lặp lại các bước trên cho các cột khác trong bảng mà bạn muốn thay đổi kiểu dữ liệu cho nó. Thay đổi mối quan hệ cho bảng Bạn hãy thực hiện theo những bước dưới đây của chúng tôi để có thể thay đổi mối quan hệ cho bảng của bạn. Bước 1: Bạn bấm chọn biểu tượng Table view. Bước 2: Trên tab Modeling ở trên thanh công cụ, bạn nhấn chọn Manage Relationships. Bước 3: Nếu bảng đang có mối quan hệ, bạn hãy nhấn vào nút Delete để xóa nó. Bước 4: Bạn tạo một mối quan hệ mới bằng cách nhấn vào New. Bước 5: Khi hộp thoại tạo mối quan hệ được hiện ra, bạn thực hiện những thao tác sau đây: Trong bảng đầu tiên, bạn hãy nhấn chọn Yêu cầu dự án và cột Id. Trong bảng thứ hai, bạn hãy nhấn chọn Chi tiết dự án và cột RequestId. Bước 6: Khi bạn đã thay đổi xong các mối quan hệ của bảng, bạn hãy nhấn chọn nút OK, để hoàn tất. Hướng dẫn Power BI: Tạo báo cáo, biểu đồ trực quan Để tạo báo cáo và biểu đồ trực quan, bạn hãy thực hiện theo những bước sau đây: Bước 1: Ở trong giao diện làm việc của ứng dụng Power BI, bạn nhấp chọn vào mục Report view để có thể bắt đầu tạo báo cáo. Bước 2: Trong ngăn Visualizations, bạn hãy bấm chọn một dạng biểu đồ mà bạn muốn thể hiện các dữ liệu của mình. Ở hướng dẫn này, chúng tôi sẽ chọn biểu đồ cột liên cụm. Bước 2: Bạn kéo các trường dữ liệu vào trong các mục trong biểu đồ. Bạn kéo trường PMAssigned và Title từ chi tiết dự án vào mục Axis ở ngăn Visualizations. Bạn kéo trường ActualDays và ProjectedDays từ chi tiết dự án vào mục Value ở ngăn Visualizations. Biểu đồ trực quan sẽ được thiết lập giống như hình ảnh dưới đây: Bước 3: Bạn chọn mục Status và cài đặt trạng thái hoàn thành cho biểu đồ mà bạn đã thiết lập xong. Hướng dẫn Power BI: Chia sẻ và cộng tác Trong Power BI, bạn có thể chia sẻ báo cáo hoặc biểu đồ và cộng tác với những người mà bạn muốn. Quá trình này có thể thực hiện bằng những thao tác cụ thể dưới đây: Bước 1: Bạn truy cập vào ứng dụng Power BI Desktop, trên thanh công cụ bạn nhấn chọn mục Publish rồi chọn mục Publish to Power BI. Bước 2: Khi cửa sổ Publish to Power BI hiện ra, bạn nhấn chọn My workspace và nhấn nút Select để xuất bản báo cáo. Bước 3: Bạn nhấn chọn vào mục Open ‘project-analysis.pbx’ in Power BI để mở báo cáo Bước 4: Khi báo cáo hiện ra, bạn nhấn chọn nút Share và chọn các tùy chọn như trong hình để chia sẻ báo cáo của bạn qua những nơi mà bạn muốn. Trên đây là những thông tin hướng dẫn cách sử dụng Power BI chi tiết mà chúng tôi chia sẻ đến bạn, chúc bạn có thể làm việc với ứng dụng Power BI một cách hiệu quả nhất nhé. Lời kết Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin hướng dẫn Power BI chi tiết, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo. Trong quá trình tham khảo, nếu cần được trợ giúp bất cứ điều gì, bạn có thể lên hệ với chúng tôi qua những thông tin liên hệ dưới đây: THÔNG TIN LIÊN HỆ: Trang web: mso.vn Đường dây nóng: 024.9999.7777 Email: vphn@hvn.vn Địa chỉ văn phòng: Lô TT02-15, KĐT Mon City, Nam Từ Liêm, Hà Nội