Linh tinh Một số kinh nghiệm khi làm Audit Technical SEO 2024

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi hoaiphan, 25/12/24 lúc 16:44.

  1. hoaiphan

    hoaiphan New Member

    Tham gia ngày:
    Thứ tư
    Bài viết:
    6
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bạn đang làm Audit Technical SEO 2024

    Dưới đây là vài kinh nghiệm nhỏ mình tích lũy được.

    Hi vọng nó sẽ hữu ích với bạn nhé.

    • Để Audit SEO, bạn cần công cụ hỗ trợ, vì dữ liệu lớn. Phần mềm offline gồm Screaming Frog / Website Auditor, online có Ahrefs/ SEMRUSH/ DeepCrawl…
    • Cá nhân mh chọn Website Auditor. Website Auditor là phần mềm offline, chuyên dụng để Audit Tecnical SEO, nên xử lý nhanh, và có nhiều tính năng hơn các công cụ online & all-in-one như Ahrefs / SEMRUSH. Ngoài ra, Website Auditor tạo một checklist audit trong dashboard, giúp bạn theo dõi quá trình Audit SEO dễ hơn so với Screaming Frog.
    • Website Auditor cho bạn số liệu realtime, NGAY thời điểm bạn chạy phần mềm. Các số liệu quá khứ, bạn lấy trong Google Search Console (các lỗi 3xx, 4xx, 5xx, tình hình index…).
    Nếu dùng WordPress, nhiều hạng mục kỹ thuật đã được WordPress TỰ ĐỘNG tối ưu (như tạo file robots.txt, sitemap, setup trang 404, thẻ pre & next…). Plugin tối ưu SEO (như Rank Math) hỗ trợ bạn cấu hình SEO (như 301 redirect, setup thẻ noindex / canonical / nofollow…) một cách dễ dàng. Nếu dùng mã nguồn code tay, những hạng mục này thường phức tạp, bạn cần coder hỗ trợ.


    - Vì Audit Technical SEO có nhiều tác vụ nhỏ, khó dễ khác nhau, có cái bạn làm được, có cái không. Do đó, bạn hãy áp dụng QUY TẮC 80/20 khi tự mình audit. Cái gì quan trọng, dễ, bạn hãy làm trước, và thật triệt để. Cái gì khó, mà không quá quan trọng, hãy nhờ sự hỗ trợ của các bên chuyên nghiệp liên quan (code, hosting).


    - Những thứ quan trọng, dễ làm, bạn có thể làm trước, theo mh là tối ưu tốc độ, cài SSL, tương thích di động, setup robots.txt, sitemap, trang 404, các thẻ index - noindex - follow - nofollow, thẻ canonical, 301 redirect… trong WordPress.


    - Hosting chiếm tỷ trọng lớn trong tối ưu tốc độ. Nếu khách hàng của bạn ở Việt Nam, hãy đặt hosting tại Việt Nam, để giảm thời gian phản hồi của máy chủ. Hiện tại, toàn bộ các dự án SEO mh làm cho khách hàng tại Việt Nam, Tâm đều dùng hosting của các nhà cung cấp hosting trong nước, và hài lòng về chất lượng của họ.


    - Nếu ở Việt Nam, bạn có thể tham khảo hosting của AZDIGI / Vietnix / TinoHost… Còn nếu khách hàng của bạn ở nước ngoài, VPS của Hetzner / Digital Ocean / Vultr…có cấu hình ngon, giá cả dễ chịu (đặc biệt là Hetzner).


    - Nếu trang web của bạn là blog cá nhân / giới thiệu công ty, không hoặc có ít chức năng bán hàng, theo mh cấu hình hosting 1 CPU, RAM 2GB, ổ cứng 4 GB (NVME >> SSD), Share Hosting là bạn chạy tẹt háng. Cấu hình bạn có thể nâng cấp sau một cách tự động, nếu có nhu cầu phát sinh.


    - Lựa chọn giao diện cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Bạn cần cân bằng các yếu tố UX - UI và tốc độ. Web đẹp, nhiều tính năng thường chậm, và ngược lại. Do đó, bạn cần biết mình ưu tiên yếu tố nào, và nói rõ với bên thiết kế web.


    - Với mã nguồn WordPress, Tâm thấy các dòng theme như GeneratePress, Astra, Flatsome (cho web e-comerce)... thường chạy rất nhanh. Riêng với một số hệ thống e-commerce phức tạp, nhiều sản phẩm và tính năng, tốc độ load nhanh, bạn cần phải có đội thiết kế web riêng. Tốc độ các trang này thường rất nhanh, nhưng bù lại thao tác tối ưu SEO sẽ khó khăn hơn.


    - Hình ảnh, bạn cũng cần cân bằng hai yếu tố: ĐẸP và NHẸ. Bạn có thể nén ảnh lossless (giảm ít dung lượng, giữ nguyên chất lượng ảnh) hoặc lossy (ngược lại). Bạn có thể nén ảnh online / offline, với nhiều phần mềm hỗ trợ. mh hay nén ảnh lossy, TinyPNG, bản online miễn phí, giảm tầm 30 - 50% dung lượng, và chất lượng hình ảnh tương đối ổn định. Ngoài ra, bạn có thể ưu tiên định dạng ảnh WebP >> JPEG >> PNG để có ảnh dung lượng thấp hơn.


    - Hình ảnh, đặc biệt trong một số lĩnh vực khách hàng thích xem hình ảnh (như thời trang, làm đẹp, nội thất…), bạn nên ưu tiên tối ưu SEO. Bạn nên tối ưu tên hình ảnh là từ khóa SEO, chèn thẻ alt liên quan tới từ khóa và nội dung hình ảnh. Vì số lượng ảnh sinh ra rất lớn, nên bạn cần ưu tiên tối ưu ảnh trong những bài viết QUAN TRỌNG trước nhé.


    - Cài SSL, bạn dùng AutoSSL trong cPanel, và cài thêm plugin Really Simple SSL trong WordPress là ngon lành. Hàng miễn phí, không cần mua thêm chứng chỉ SSL có phí.


    - Tính tương thích di động, hầu hết các theme WordPress được thiết kế để tương thích thiết bị di động. Tuy nhiên một số trang web đặc thù, bạn cần thiết kế từng phiên bản riêng biệt cho mỗi thiết bị desktop / mobile, và bạn cần đảm bảo tính tương thích trên phiên bản mobile đó. Tốt nhất, bạn cần sự tư vấn của bên thiết kế web bạn nhé.


    - Các phần 3xx, 4xx, 5xx, canonical, noindex… bạn cần kiểm tra thủ công. Ngoại trừ các lỗi 4xx, hầu như các phần mềm Audit SEO không thể phân biệt đâu là lỗi, đâu chỉ khuyến cáo. Do đó, bạn cần kiểm tra thủ công từng URL.


    - Tuy nhiên do số lượng URL lớn, nên khi kiểm tra từng phàn, bạn nên tìm điểm chung để lọc nhanh số liệu, hoặc viết lệnh Google Sheet / Excel nhỏ để phục vụ nhu cầu lọc số liệu của mình.


    Về vấn đề index, bạn cần cấu hình các file robots.txt, sitemap, setup trang 404… chính xác. Plugin SEO như Rank Math hỗ trợ bạn cấu hình phần này rất tốt. Các URL SEO quan trọng, bạn cần kiểm tra index, sau đó submit thủ công các URL chưa index bằng Google Search Console / Sinbyte nhé.


    - Các URL bị chặn bằng thẻ meta (noindex), bạn cần kiểm tra lại thủ công xem hợp lý hay chưa. Các URL dạng 4xx và 5xx, bạn cần tìm và sửa lại link, và liên hệ bên hosting, để đảm bảo uptime ổn định. Dữ liệu bạn lấy từ cả Website Auditor (hiện tại) và Google Search Console (quá khứ).


    - Về redirect, bạn cần chọn một phiên bản chính cho domain (www hoặc non - www), sau đó redirect toàn bộ về cùng một phiên bản. HTTP và HTTPS, bạn xử lý như phần cài đặt SSL ở trên. Phần 301 redirect, bạn cần check thủ công, và hạn chế dùng 302 redirect vì không truyền lực SEO. Các link tạo vòng lặp 301, bạn kiểm tra lại trong phần Redirection RankMath. Phần Canonical cũng tương tự, bạn cần check thủ công, và viết hàm Google Sheet / Excel nếu cần để lọc nhanh.


    - Riêng về e-comerce, số lượng sản phẩm lớn, một sản phẩm gồm nhiều biến thể (giá, màu sắc, dung lượng, kích thước…), nội dung mô tả thông số kỹ thuật sản phẩm thường ngắn và khá giống nhau. Do đó dễ phát sinh vấn đề trùng lặp sản phẩm, và ngốn dung lượng crawl của Google bot, gây tình trạng noindex.


    - Để xử lý triệt để, bạn nên làm đúng từ bước đầu tiên, nghiên cứu từ khóa, rồi phân nhóm từ khóa (từ khóa thương hiệu, từ khóa danh mục, từ khóa sản phẩm, từ khóa thông tin). Với từng loại từ khóa, bạn cần xác định đúng PageSEO, để tập trung nguồn lực.


    - Với nhóm PageSEO danh mục, bạn nên hiển thị mỗi trang từ 20 - 30 sản phẩm với hình ảnh chụp của sản phẩm thật, và mô tả danh mục đầy đủ nội dung liên quan tới từ khóa (700 - 1000 từ). Nếu danh mục có nhiều trang, bạn dùng thẻ pre & next để xử lý trùng lặp phân trang.


    - Với nhóm PageSEO sản phẩm, bạn tập trung đưa từ khóa vào tên sản phẩm, thông số kỹ thuật, video giới thiệu sản phẩm, nhận xét và các câu hỏi thường gặp của khách hàng.


    - Nếu các biến thể của sản phẩm có lượng tìm kiếm (ví dụ > 10), bạn có thể tạo các PageSEO khác nhau. Còn sản phẩm có nhiều biến thể (các sản phẩm hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau về một yếu tố như màu sắc, khối lượng, kích thước…) nhưng không có lượng tìm kiếm, bạn dùng bộ lọc canonical trỏ về 1 sản phẩm chính. Các sản phẩm đã hết hàng hoặc ngừng kinh doanh, bạn có thể dùng thẻ noindex, follow.


    - Các phần mềm SEO Audit Technical có thể quét được các yếu tố SEO Onpage tổng quan và chi tiết, nhưng chỉ ở dạng đề xuất, và không thật sự đủ chi tiết.


    - Về mặt tổng thể, Website Auditor giúp xác định tiêu đề và meta description của từng bài viết bị trùng lặp / bị thiếu / quá dài - hình ảnh bị thiếu thẻ alt / bị trùng lặp / link hình ảnh bị gãy. Bạn có thể xử lý trước mắt bằng cách sửa, bổ sung các tiêu đề / meta description / hình ảnh cho mỗi bài viết được độc nhất. Còn muốn xem chi tiết, bạn cần chạy audit cho từng PageSEO theo một tiêu chuẩn có sẵn.


    - Việc Audit SEO Onpage bằng Website Auditor / Screaming Frog không tối ưu bằng cách bạn setup một bộ tiêu chuẩn checklist SEO Onpage tạo cho riêng mình, và bạn cần ưu tiên xử lý khi số lượng bài viết trên site khá lớn. Tóm lại, phần SEO Onpage, bạn có thể tách biệt khỏi phần Audit Techncial SEO.


    Nếu bạn cần mua Website Auditor thì có thể liên hệ qua:

    Zalo: 0946681069


    Chúc bạn thành công nhé.

    #NghiênSEO
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này