Linh tinh Mẹo vặt hữu ích để giải quyết vấn đề tẩy phèn trên gạch

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi duseovntop, 9/10/20.

  1. duseovntop

    duseovntop Member

    Tham gia ngày:
    31/10/18
    Bài viết:
    513
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Mẹo vặt hữu ích để giải quyết vấn đề tẩy phèn trên gạch Khi vệ sinh những khu vực như nhà vệ sinh, nhà tắm, bồn rửa chén,... những người nội trợ thường rất đau đầu khi phải đối mặt với những tấm gạch bị đóng phèn. Phèn dính trên bề mặt sứ, gạch làm mất thẩm mỹ của ngôi nhà. Làm sao để tẩy sạch những vết phèn đó? Chuyên mục mẹo vặt ngày hôm nay sẽ cung cấp máy tạo ozone công nghiệp cho bạn những kiến thức và mẹo vặt hữu ích để giải quyết vấn đề đó. [​IMG] Gạch men đóng phèn là một trong những nguyên nhân gây mất thẩm mỹ nhà vệ sinh, nhà tắm và là mối đau đầu của những nhà nội trợ tài ba của chúng ta. Với từ khóa “tẩy phèn trên gạch” có hơn 50 000 kết quả tìm kiếm trong vòng 0.46 giây. Điều này cũng đủ chứng tỏ vấn đề] này thu hút bao nhiêu sự quan tâm của mọi người. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng này nhé! 1. Nguyên nhân bị đóng phèn trên nền gạch Nguyên nhân chủ yếu duy nhất gây tình trạng đóng phèn trên bề mặt gạch cũng như các vật dụng bằng sứ chính là nước bị đóng phèn. Khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình bị nhiễm phèn, sau một thời gian sử dụng, khu vực sử dụng nguồn nước này sẽ có hiện tượng bị ố vàng, bị đóng các mảng màu vàng cam, màu gạch cua, màu đỏ, tùy theo mức độ nhiễm phèn của nước cũng như thời gian tiếp xúc với nước bị nhiễm phèn bao lâu. Thế nào là nước bị nhiễm phèn? Trong từ điển tiếng Việt vẫn chưa có khái niệm chính xác về nước nhiễm phèn hay nước phèn. Từ xưa trong dân gian, nước nhiễm phèn là cách gọi chung của nguồn nước bị ô nhiễm. Nguồn nước ở các vùng đồng bằng thường bị nhiễm phèn do tính chất thổ nhưỡng (đát phèn), nước bị nhiễm phèn thường có những tính chất như độ axit cao, pH thấp, có vị chua của axit sunfuric. Vị chua này được tạo tành qua quá trình tiếp xúc giữa không khí với đất phèn (FeS2), quá trình này ngày càng diễn ra nhanh hơn do tốc độ khai thác sử dụng đất nông nghiệp. Bàn về góc độ thành phần hóa học của nước phèn thì nước phèn được phân ra thành nhiều loại như phèn sắt, phèn nhôm, phèn crom, phèn natri, phèn kali,... 2. Cách tẩy phèn trên gạch, đồ sứ Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp giúp bạn ngăn chặn cũng như tẩy phèn trên sàn gạch cũng như là các vật dụng sứ trong nhà vệ sinh, nhà tắm. Lọc nước Nguyên nhân của hiện tượng gạch đóng phèn chính là do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, vì thế để ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng này, không tái xuất hiện sau khi bạn đã tẩy sạch phèn thì bạn nên lọc nguồn nước sinh hoạt của gia đình. Bạn có thể lắp đặt hệ thống lọc nước cho gia đình, lọc nước phèn với than hoạt tính, lọc ở vòi nước hoặc lọc ở hệ thống ống bơm nước, hoặc thiết kế hẳn một bể lọc nước cho gia đình. Tẩy phèn với trái chanh Khi tẩy phèn cho các vật dụng sứ hoặc nền gạch, bạn không nên sử dụng các chất ăn mòn loại mạnh và chỉ nên sử dụng miếng bọt biển để cọ rửa phèn vì miếng bọt biển mềm và xốp sẽ không làm trầy xước lớp men sứ cũng như gạch men. Lớp men tráng trên các vật dụng cũng như gạch men thường khá mỏng và dễ bị ăn mòn nên để tránh tình trạng cọ lớp phèn nhưng cọ mất cả lớp men gạch, men sứ làm mất thẩm mỹ, mất đẹp thì bạn không nên sử dụng những vật liệu cứng để chà rửa. Chanh là một chất tẩy rửa tự nhiên vô cùng tốt, độ axit loãng của chanh sẽ tẩy sạch lớp phèn mà không làm hư hại gì men sứ, gạch. Bạn nên cắt đôi quả chanh sau đó chà xát trực tiếp lên phần bị nhiễm phèn, với những vị trí mà phèn không chà được, bạn hãy cắt lát miếng chanh rồi đặt lên vị trí đó từ 10 - 15 phút, để axit trong chanh được phát huy tác dụng tối đa rồi mới tiến hành chà xát bề mặt gạch tại vị trí đó. Chắc chắn chanh sẽ đánh bay được những lớp phèn cứng đầu xấu xí này. Tẩy phèn với giấm Với phương pháp này, các bạn đầu tiên đun nóng một ít giấm rồi cho vào bình xịt, xịt vào những tấm gạch hoặc sử dụng một chiếc khăn thấm nước giấm nóng xoa và chà xát lên bề mặt gạch nơi bị đóng phèn. Lặp lại động tác vài lần cho đến khi lớp phèn tự động bong ra thì vệ sinh lại sàn gạch như thường với xà phòng hoặc nước lau sàn chuyên dụng. Cách khác với giấm, bạn vệ sinh sàn nhà nơi bị đóng phèn, sau đó rắc một ít muối tinh lên khu vực bị phèn, cuối cùng đổ một ít giấm nóng lên. Sau đó, dùng vật liệu mềm để chà xát làm bong lớp phèn. Với cách này, lớp men của gạch cũng như các vật dụng sứ sẽ không không bị ảnh hưởng. Tẩy phèn với axit H2SO4 loãng Cách này chúng ta sẽ dùng axit H2SO4 để tẩy rửa. Tuy nhiên chỉ dùng ở dạng loãng với nồng độ là 15 độ. Khi thực hiện phương pháp này, phải tuyệt đối cẩn thận, vì axit này rất độ hại, có thể làm bỏng da, cho nên nhớ mang bao tay, ủng cao su, khẩu trang và kính,... Xịt một ít lên vị trí bị đóng phèn trên bề mặt gạch, sử dụng dụng cụ để chà xát, từ từ thì lớp phèn sẽ tách ra. Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã cung cấp những mẹo vặt bổ ích cho các bạn. Hãy thử làm sạch nền gạch nhà bạn với những cách tẩy phèn sau đây đi nào. Chúc các bạn thành công!
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này