Việc sản phụ đi tất sau sinh vốn bắt nguồn từ quan niệm ngày xưa của ông bà ta. Tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học, điều này vẫn đem lại một số lợi ích cho sức khỏe của người mẹ. Vậy mẹ đã biết bà đẻ phải đi tất bao lâu chưa? Tại sao bà đẻ phải đi tất? Sức khỏe của người mẹ sau sinh thường khá yếu, sức đề kháng suy giảm, nguy cơ gặp các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài cũng tăng lên. Vì vậy, các mẹ cần kiêng cữ: Uống nước ấm, kiêng tắm, gội nước lạnh, kiêng vận động mạnh, mang tất chân… Sở dĩ phải mang tất chân sau sinh bởi vì nếu để chân lạnh có thể tổn thương đến thần kinh, mạch máu, khiến cho mạch máu thu co, tuần hoàn máu lưu thông kém, ảnh hưởng đến hoạt động trí não, kém tập trung, đầu óc kém minh mẫn cho mẹ về sau. Mẹ sau sinh nên đi tất trong bao lâu? Trên thực tế, việc bà đẻ phải đi tất trong bao lâu cũng còn phụ thuộc vào quan niệm kiêng cữ của từng người, từng gia đình và hơn nữa cũng theo mùa. Nếu vào mùa đông thì thời gian mẹ có thể kéo dài thời gian đi tất lâu hơn để tránh cảm lạnh, trúng gió độc. Còn vào mùa hè, bà đẻ nên đi tất trong 1-2 tuần đầu sau sinh, trường hợp nếu nóng quá thì có thể đi tất giấy mỏng. Ngoài việc đi tất thì việc vận động nhẹ nhàng và thực hiện các bài tập thể dục phù hợp cũng là những biện pháp hữu ích để có thể hỗ trợ tuần hoàn máu và phục hồi sau sinh được hiệu quả hơn. Kiêng cữ sau sinh: những điều cần biết Kiêng cữ là điều quan trọng đối với các sản phụ sau khi sinh, sau đây là một số lời khuyên của các bác sĩ về vấn đề kiêng cữ sau sinh, giúp các mẹ có thể chủ động chăm sóc bản thân: Giữ tinh thần thoải mái Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến sữa mẹ mà còn làm ảnh hưởng đến tâm trí và sức khỏe tinh thần của người mẹ mới sinh, có thể gây mệt mỏi hoặc thậm chí là trầm cảm. Cách tốt nhất là mẹ có thể dành cho mình không gian riêng bằng việc nhờ người thân trông bé, nghe nhạc, thiền, đọc sách,… Không ăn đồ ăn cũ/ lạnh Cơ thể người mẹ mới sinh còn rất yếu nên cần tránh ăn các thực phẩm được lên men, đồ ăn để qua đêm… Mẹ cũng nên tránh món ăn có tính hàn như cua, rau đay, cá, ốc, đồ ăn được ướp lạnh bởi những đồ ăn này có thể làm mẹ bị nhiêm khuẩn gây tiêu chảy hoặc đầy hơi. Không tập thể dục nặng Nhiều mẹ vì sốt ruột cơ thể sồ sề sau sinh đã bắt đầu luyện tập từ rất sớm, đâu biết rằng tập thể dục quá sớm, quá mạnh có thể ảnh hưởng đến tử cung, âm đạo và đáy xương chậu. Điều này thường làm cho tử cung chậm hồi phục hơn. Không quan hệ tình dục Cơ thể mẹ sau sinh cần khoảng thời gian 20 ngày đến 1 tháng để hoàn toàn gột sạch sản dịch sau khi sinh, cho nên “chuyện ấy” lúc này là không nên. Chưa kể quan hệ tình dục sớm có thể bị rách vết thương, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng vùng kín. Do đó, mẹ hãy hết sức lưu ý điều này nhé! Không uống rượu Mẹ mới sinh cần kiêng cữ tránh uống đồ uống có chứa cồn. Bởi vì rượu có thể dẫn đến huyết áp cao. Ngoài ra, rượu có thể làm giảm 23% lượng sữa mẹ và làm cho bé chậm lớn, còi cọc và yếu hơn khi lớn lên. Không tự ý sử dụng thuốc Khi nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ không nên dung nạp bất cứ loại thuốc kháng sinh, hay thuốc trị mụn có chứa steroid, các loại thuốc điều trị bệnh nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Đặc biệt, sau sinh cũng là thời điểm mà cơ thể mẹ cần bổ sung dưỡng chất để phục hồi. Do đó, ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, mẹ đừng quên cách uống sắt và canxi cho mẹ sau sinh để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, thiếu canxi trong giai đoạn này! Nói chung thì việcđi tất sau sinh không phải là điều bắt buộc. Mẹ nên căn cứ vào tình trạng sức khỏe và điều kiện môi trường xung quanh để quyết định có cần đi tất hay không. Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh!