Mẹ và Bé Mẹ cho bé bú 1 bên có ảnh hưởng gì không?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi satbabau, 28/7/24 lúc 09:05.

  1. satbabau

    satbabau Member

    Tham gia ngày:
    21/10/23
    Bài viết:
    248
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Sữa mẹ là nguồn bổ sung dưỡng chất tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì thế nhiều mẹ sau sinh nuôi con bằng cách cho bé bú để trẻ có thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, rất nhiều chị em có thói quen cho bé bú tập trung vào 1 bên mà chưa biết ảnh hưởng của việc làm này đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Vậy mẹ cho bé bú 1 bên có sao không?

    Mẹ cho bé bú 1 bên có ảnh hưởng gì không?
    Chuyên gia cho biết việc bú 1 bên vú sẽ khiến cho bên bú thường xuyên càng nhiều sữa và bên còn lại vốn đã ít sữa lại càng trở nên ít sữa dần. Cho bé bú 1 bên khiến bé chỉ nhận đủ sữa từ một bên vú và lại chọn bú ở bên đó nhiều hơn. Không những vậy tình trạng này kéo dài có thể khiến bên vú không được bú ít sữa dần và mất sữa hẳn. Một số bé có thể bỏ hẳn bầu vú không yêu thích khiến việc cân bằng hai bầu vú trở nên khó khăn.

    Do đó, mẹ không nên cho bé bú 1 bên và nên cho bé bú đúng cách để duy trì nguồn sữa luôn được dồi dào đồng thời giúp bầu ngực của mẹ cân đối hơn trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

    Mẹ phải làm gì nếu bé chỉ bú một bên?
    Để hạn chế những rắc rối nói trên và để nguồn sữa ở cả hai bên vú đều được sản xuất một cách cân bằng, mẹ có thể tham khảo những cách sau:

    Cho bé bú đồng đều cả 2 bên

    Cho bú bú đồng đều cả 2 bên là việc làm mẹ luôn cần ghi nhớ và thực hiện đúng khi cho con bú. Không nhất thiết phải luôn cho bé bú cả hai bầu sữa trong cùng một cữ bú. Nếu bé cảm thấy no sau khi bú một bên thì trong lần tiếp theo hãy cho bé bú bên còn lại, để đảm bảo cả hai bầu vú đều được kích thích và được bú cạn thường xuyên.

    Nếu mẹ đang cho bé bú 1 bên thì nên khắc phục bằng cách chăm chỉ cho con bú bên ít sữa và bắt đầu các cữ bú bằng bầu vú này. Có thể ban đầu bé sẽ khó chịu nhưng nếu kiên trì thì bé cũng sẽ quen dần. Sau một vài ngày, nếu bé chịu khó bú đều bên bầu vú bị chê thì nguồn sữa sẽ được cải thiện.

    Cách bế bé khi cho bú

    Tùy thời điểm mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn. Khi bế bé để cho bú mẹ nên chú ý:
    Đầu và người của bé nằm trên một đường thẳng.
    Mặt của bé quay vào bầu vú, mũi bé đối diện với núm vú.
    Mẹ bế bé vào người và nhìn bé âu yếm hoặc trò chuyện với bé.
    Mẹ đỡ mông bé.
    Cách ngậm bắt vú đúng

    Ngậm bắt đúng núm vú giúp bé có thể bú được nhiều sữa hơn đồng thời giúp mẹ thoải mái, giảm đau và tránh tình trạng nứt cổ gà ở mẹ. Bé ngậm bắt vú đúng cách là khi?
    Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.
    Miệng trẻ mở rộng.
    Môi dưới hướng ra ngoài.
    Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.
    Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sữa mẹ. Do đó, trong giai đoạn cho con bú, mẹ đừng quên xây dựng chế độ ăn khoa học kết hợp cách uống sắt canxi và dha cho mẹ sau sinh giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, thiếu canxi ở mẹ và đảm bảo nguồn sữa dinh dưỡng cho bé!

    Trong bài viết này, đã giúp mẹ tìm hiểu về việc cho bé bú 1 bên có sao không cũng như cách khuyến khích bé bú đều hai bên. Việc này không chỉ giúp bé phát triển toàn diện mà còn tạo ra một môi trường bú ấm áp và an toàn cho bé. Hãy luôn chăm sóc và quan tâm đến việc cho bé bú để giúp bé phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này