Linh tinh Máy xông tinh dầu BBW Grapefruit Grove: Loại bỏ mùi thuốc lá và mang lại không khí văn phòng trong l

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi VNVAPEPOD4, 25/8/24.

  1. VNVAPEPOD4

    VNVAPEPOD4 Member

    Tham gia ngày:
    5/2/24
    Bài viết:
    64
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Theo WHO, thuốc lá là sản phẩm tiêu dùng hợp pháp duy nhất gây tử vong cho một nửa số người sử dụng nó cùng hàng trăm nghìn người không hút thuốc lá khác. So sánh với các nguy cơ khác, nguy cơ tử vong sớm do hút thuốc lá là rất cao. Một nửa những người thường xuyên hút thuốc bị chết sớm do sử dụng thuốc lá và một nửa trong số này chết ở độ tuổi trung niên, mất khoảng từ 15 năm đến 20 năm của cuộc sống.
    Khói thuốc lá đặc biệt có hại cho trẻ em - đối tượng không trực tiếp sử dụng thuốc lá nhưng lại dễ bị hút thuốc thụ động do người lớn vô tình tạo ra. Có không ít người hút thuốc khi giữ trẻ, cho trẻ ăn mà không biết rằng, khói thuốc phả ra từ đầu điếu thuốc cũng độc không kém gì khói mà người hút hít vào. Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ mang thai hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc từ người hút xung quanh cũng khiến cho bào thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trẻ hút thuốc thụ động có nguy cơ lớn bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bao gồm viêm phế quản và viêm phổi, làm trầm trọng bệnh hen suyễn, bị nhiễm trùng... Hút thuốc có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai, trẻ sinh ra bị nhẹ cân hoặc đột tử, dị ứng ở trẻ nhỏ và giảm khả năng trí tuệ của trẻ...
    [​IMG]
    Tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng hút thuốc lá là không tốt. Nhưng tại sao mọi người vẫn hút thuốc. Người trẻ thường bắt đầu hút thuốc bởi vì bắt chước ai đó đã thực hiện rồi. Họ làm ra vẻ người lớn và để thể hiện bản thân là đã độc lập. Lúc đầu khi hút sẽ làm họ cảm thấy thư giãn, dần trở thành thói quen và sau đó trở thành nghiện thuốc lá.


    Đó chính là vì trong thuốc lá có Nicotine. Đây là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi khi tiếp xúc với không khí. Nicotine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Nicotine là một chất gây nghiện có trong thuốc lá, được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến não bộ trong khoảng 10 giây sau khi hút vào.
    Hút thuốc không những gây COPD, mà còn gây ra nhiều bệnh phổi khác nữa. Khói thuốc lá gây phá hủy phế nang, làm giảm tính đàn hồi của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxy. Phổi của những người hút thuốc lá bị giảm diện tích bề mặt và giảm mạng mao mạch. Điều này làm cho dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm, dẫn đến giảm cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể. Do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt dẫn đến khó thở. Những người sống trong môi trường có khói thuốc dễ bị viêm họng, viêm mũi, viêm phổi, hen phế quản, cúm v.v…hơn những người khác.
    COPD thường gặp ở nam giới từ 40 tuổi trở lên và có tiền sử hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi, khói bếp than; có tiền sử nhiễm khuẩn hô hấp. Triệu chứng của giai đoạn đầu thường mơ hồ như: ho, khạc đờm kéo dài, mệt, khó thở khi gắng sức. Khi hút thuốc vào, khói thuốc lá kích thích niêm mạc đường thở. Chính những chất độc trong thuốc lá làm giảm sức đề kháng tại chỗ trong đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ phổi dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra còn có những chất làm suy yếu và hư hại các sợi đàn hồi của phế quản và phế nang nên phổi dễ mất tính đàn hồi, dễ bị ứ khí. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, những người hút thuốc lá càng trẻ bao nhiêu thì mắc COPD càng sớm.
    Người hút thuốc có tỷ lệ tử vong do COPD cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Không chỉ người hút thuốc lá chủ động mà người hít phải khói thuốc do người khác hút cũng có thể tăng nguy cơ COPD. COPD làm suy giảm khả năng hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh tiến triển kéo dài nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tâm phế mạn và tử vong.

    Theo Tổ chức Y tế thế giới: hàng năm có khoảng 5% diện tích rừng bị phá để trồng cây thuốc lá và lấy gỗ để sấy thuốc lá; Ước tính mỗi năm cần 18 tỷ cây xanh để làm củi sấy thuốc lá; Việc sử dụng thuốc lá thải ra môi trường mỗi năm khoảng từ 3.000 đến 6.000 tấn formaldehyde, từ 12.000 đến 47.000 tấn nicotine và từ 300 đến 600 triệu ki-lô-gam chất thải độc hại của các mẩu thuốc lá. Theo WHO, các tác động môi trường của việc sử dụng thuốc lá gây thêm áp lực không cần thiết đối với các nguồn tài nguyên vốn đã khan hiếm, đặc biệt đối với các nước đang phát triển do hơn 80% số người sử dụng thuốc lá là tại các nước này.
    Tàn thuốc lá bị vứt bỏ là nguồn ô nhiễm nhựa đầu tiên trên thế giới, trong khi việc sử dụng thuốc trừ sâu để trồng cây thuốc lá cũng như phá rừng (3,5 triệu ha đất bị phá hủy mỗi năm) và việc sử dụng một lượng lớn nước để trồng thuốc lá, gây thiệt hại hệ sinh thái và giảm khả năng chống chịu với khí hậu. Các công ty thuốc lá cũng đóng góp 84 tấn carbon dioxide tương đương với khí nhà kính.
    Cũng như các công ty thuốc lá tích cực nhất trong việc tiếp thị sản phẩm của họ ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, thì họ cũng tập trung tới 90% sản lượng thuốc lá ở những khu vực chịu gánh nặng môi trường cao nhất này.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này