Học hành Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn khi sai

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi HoangAnh68, 14/6/21.

  1. HoangAnh68

    HoangAnh68 Member

    Tham gia ngày:
    24/1/19
    Bài viết:
    191
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Biên bản điều chỉnh hóa đơn là gì? Nên lập biên bản điều chỉnh hóa đơn khi nào? Nếu bạn còn đang đắn đo với những câu hỏi này thì hãy khám phá ngay câu trả lời bài viết dưới đây nhé!
    Khi nào cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn?
    Biên bản điều chỉnh hóa đơn được lập khi hóa đơn đã gửi cho người mua; đã giao hàng hóa/dịch vụ, xảy ra sai sót; người bán và người mua đã kê khai thuế nhưng lại phát hiện ra hóa đơn có sai sót.
    Thông thường, doanh nghiệp sẽ phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn khi hóa đơn đã kê khai và phát hiện sai sót. Điều này đã được Bộ Tài chính quy định rất rõ tại Khoản 3, Điều 20 của Thông tư 39/2013/ TT-BTC.
    Cụ thể: “Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.”
    Theo quy định, dù cùng là hóa đơn đã kê khai và xảy ra sai sót nhưng với mỗi lỗi sai khác nhau thì sẽ có cách xử lý cũng khác nhau:
    • Với trường hợp hóa đơn lập sai số lượng hàng hóa, sai đơn giá, sai thuế suất thuế giá trị gia tăng, sai số tiền thuế giá trị gia tăng, tổng thanh toán thì doanh nghiệp (bên bán) phải lập đồng thời cả biên bản điều chỉnh hóa đơn và hóa đơn điều chỉnh.
    • Với trường hợp hóa đơn lập sai về tên, địa chỉ nhưng ghi đúng mã số thuế của bên mua thì doanh nghiệp bên bán chỉ phải lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn mà thôi.
    Yêu cầu nội dung đối với biên bản điều chỉnh hóa đơn
    • Cũng giống như các biên bản khác, biên bản điều chỉnh hóa đơn khi được lập cũng phải tuân theo các yêu cầu nội dung của pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp:
    • Doanh nghiệp cần phải ghi rõ các sai sót mắc phải như: Điều chỉnh tăng/giảm số lựa hàng hóa, giá bán, thuế GTGT; tiền thuế GTGT; ký hiệu hóa đơn; địa chỉ hóa đơn,…
    • Ngày trên biên bản điều chỉnh hóa đơn bán hàng và ngày trên hóa đơn điều chỉnh phải trùng khớp.
    • Sau khi đã lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và hóa đơn điều chỉnh, cả 2 bên mua và bán cần phải thực hiện kê khai điều chỉnh theo đúng pháp luật. Người đại diện 2 bên mua và bán phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
    Vậy mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn được quy đinh ra sao? Bạn có thể tham khảo chi tiết mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn tại đây!
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này