Nhiều nghĩ rằng khi mất răng thì không thể phục hồi lại như ban đầu được nhưng hiện nay suy nghĩ đó không còn chính nữa. Với công nghệ hiện nay, điều đó không có gì khó khăn. Vậy mất răng, đặc biệt là mất răng hàm trên sẽ được khôi phục như thế nào? ( Xem thêm: https://ello.co/niengrangthammy) 1. Những nguyên nhân gây mất răng hàm Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất răng hàm như: - Vệ sinh răng miệng kém: Chải răng không đúng cách, lười chải răng hay không dùng chỉ nha khoa mỗi ngày gây ra sâu răng và viêm nướu, về lâu dài sẽ làm mất răng. - Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Một chế độ ăn uống thiếu chất, đặc biệt là Canxi là nguyên nhân hàng đầu khiến răng không còn chắc chắn. Ngoài ra ăn nhiều những thực phẩm chứa đường, Carbohydrates và axit có thể làm tổn hại đến men răng và nướu. - Thói quen không tốt: Nghiến răng lâu ngày gây mòn và ngắn răng. Những người có thói quen nghiến mạnh răng còn ảnh hưởng xấu đến cấu trúc răng. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân làm trầm trọng tình trạng viêm nướu, dễ gây mất răng. - Chấn thương răng miệng: Các trò chơi thể thao như đá banh, bóng rổ, võ thuật... rất dễ tác động đến răng gây gãy, vỡ răng nếu không đeo máng bảo vệ hàm. Ngoài ra các chấn thương do tai nạn cũng có thể khiến gãy răng. - Do tuổi tác: Tất cả các hoạt động nhai, nghiến và cắn lâu dần sẽ bào mòn lớp men và các góc cạnh của răng, gây ra hiện tượng lão hóa. Lão hóa răng do đó khiến răng không còn chắc khoẻ và dẫn đến mất răng ở người cao tuổi. - Nguyên nhân gây ra sự lão hóa răng và cách phòng ngừa Khi lớn tuổi, cấu trúc răng dần bị suy thoái gây ra tình trạng lão hóa răng. Các dấu hiệu phổ biến gồm răng ố vàng, ăn nhai giảm, răng nhạy cảm,... - Sự thay đổi hormone: Hormone thay đổi ở tuổi dậy thì và ở phụ nữ mang thai có thể làm yếu men răng và chân răng, khiến răng lung lay, dễ rụng. - Không khám răng định kỳ: Không cạo vôi răng, khám răng định kỳ cũng là một trong những nguyên nhân gây mất răng. Bởi, việc thăm khám giúp bạn phát hiện theo dõi sức khỏe răng miệng, phát hiện các bệnh lý nha khoa và có phương pháp điều trị kịp thời. - Các bệnh lý khác: Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, viêm khớp, ung thư khớp cắn...khiến răng yếu hơn, dễ rụng hơn người bình thường. 2. Mất răng hàm có sao không? Mất răng hàm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: - Mất răng hàm không gây mất thẩm mỹ như răng cửa nhưng lại gây khó phát âm khi giao tiếp, dẫn đến mất tự tin, ngại đám đông. - Ảnh hưởng đến hoạt động nhai, cắn, gây khó khăn trong ăn uống, lâu ngày làm suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ - mắc bệnh về đường tiêu hoá. - Xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Khi đó, xương hàm sẽ tiêu hõm xuống, gây hóp má, da chảy xệ và nhăn nheo. - Mất răng hàm khiến lực nhai tác động nhiều hơn lên các răng còn lại, lâu ngày gây yếu răng. - Khó vệ sinh răng miệng gây ra bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng... - Khiến các răng kế cận có xu hướng mọc nghiêng về phía khoảng trống, cung hàm trở nên lệch lạc, mất cân bằng, lâu ngày gây rối loạn khớp cắn và khớp thái dương hàm. 3. Mất răng phải làm sao? Các phương pháp khắc phục khi mất răng hàm là gì? Trồng răng giả là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn những hậu quả do mất răng hàm gây ra. Hiện nay có 2 phương pháp trồng răng giả cố định đang được rất nhiều người lựa chọn là: - Cầu răng sứ: Đây là phương pháp trồng răng giả nhằm thay thế một hoặc nhiều răng bị mất liên tiếp nhau bằng một cầu răng sứ. Cầu răng có ít nhất 3 răng sứ trở lên được chế tác liền với nhau, được gắn cố định vào trụ răng thật bằng keo nha khoa để lấp đi khoảng trống bị mất răng. Hai răng thật kế cận hai bên vị trí mất răng sẽ được mài để làm trụ cầu, giúp cầu răng đứng vững trên cung hàm. - Cấy ghép Implant Cấy ghép răng Implant là phương pháp trồng răng giả cố định thay thế cho một hoặc nhiều răng. Khi trồng răng, Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép một trụ Implant bằng Titanium vào xương hàm bằng phương pháp tiểu phẫu đơn giản. Bên trên là khớp nối Abutment đóng vai trò như trụ cầu, kết nối trụ Implant với răng sứ phục hình phía trên. Răng hàm giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động của răng miệng. Qua những chức năng mà răng hàm mang lại, mất răng hàm có sao không không còn là một câu hỏi quá khó. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất răng hàm, hãy đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để phục hình răng mất sớm nhất để ngăn ngừa những nguy hại về lâu dài khi bị khiếm khuyết răng hàm.