Xe ÔTÔ Loadcell "đặt" - Nỗi đau của nhiều doanh nghiệp muốn lắp đặt cân điện tử

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Canxetaiphuchan, 20/6/23.

Thẻ:
  1. Canxetaiphuchan

    Canxetaiphuchan Member

    Tham gia ngày:
    9/2/23
    Bài viết:
    33
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Dịch vụ
    Nơi ở:
    phường Bình An, TP Dĩ An, Bình Dương, Việt Nam
    Bạn đã biết thế nào là Cảm biến (Loadcell) có chuẩn kết nối riêng hay được gọi là "Loadcell đặt" chưa? Thời gian vừa qua, Cân điện tử Phúc Hân đã nhận được nhiều phản ánh của Doanh nghiệp về các rắc rối họ đang vướng phải trong việc sử dụng hệ thống Cân điện tử. Những rắc rối này đến từ Cảm biến (Loadcell) nơi được xem là trái tim của hệ thống cân.
    Nhận thấy đây là một vấn đề tương đối nan giải, và khi tạo ra bài viết này chúng tôi biết sẽ có khá nhiều ý kiến trái chiều nhưng với quan điểm đây là các thông tin cần thiết đối với người sử dụng hay chỉ đơn thuần là cung cấp thêm kiến thức hay kỹ năng mềm để khi cần thiết có thể đưa ra được quyết định chính xác nhất có thể.
    Về cơ bản, thiết bị chuẩn kết nối riêng hay độc quyền giống hệt những thiết bị tiêu chuẩn của hãng về mặt hình dạng kích thước hay chức năng sản phẩm. Chất lượng có thể bằng hoặc thấp hơn thiết bị sản xuất riêng lẻ hay model thiết bị có thể giống hoặc không. Nhưng sự khác biệt dẫn đến các hậu quả không lường trước được còn nằm ở phương thức kết nối mà đơn vị thi công lắp đặt đã cố ý thay đổi.
    Có hai kiểu kết nối riêng độc quyền đối với thiết bị điện tử dùng cho cân ô tô
    Thiết bị analog:
    Cảm biến lực (loadcell) sẽ được thay đổi điện trở đầu vào/ngõ vào (Input Resistance) và thay đổi độ nhạy (Sentivity) không đúng với tiêu chuẩn thường của nhà chế tạo.
    Với kiểu này thì đầu cân (Indicator) bạn có thể dùng bất cứ model nào cũng được.
    Thiết bị digital
    Cảm biến lực (Loadcell) và đầu cân (Indicator) chuẩn kết nối (protocol) sẽ được thay đổi theo một kiểu riêng. Chỉ có đầu cân điện tử (Indicator) và loadcell có chung kiểu tiêu chuẩn mới có thể kết nối tĩnh cũng như động bình thường.
    Những nguy cơ và rủi ro gặp phải
    • Nếu cân bị lỗi thì bắt buộc phải chờ bên cung cấp đến kiểm tra và tình trạng lỗi sẽ được báo về bên cung cấp và không có bất cứ bên nào khác có thể kiểm tra được vì không có thiết bị phù hợp. Như vậy việc cân báo lỗi bao lâu, lỗi mấy loadcell và thay thế bao lâu đều được quyết định bởi bên cung cấp thiết bị độc quyền.
    • Dễ bị mắc lỗi kỹ thuật khiến cân không dùng được nữa khi mà phát sinh thêm phí kiểm tra và thay thế sau khi hết bảo hành.
    • Hàng hoá có thể bị thiếu hụt nếu bên cung cấp thiết bị không có đủ hàng dự trữ và lúc đó không mua được ở bên ngoài, dẫn đến nơi cân sẽ bị gián đoạn hoặc nghiêm trọng hơn nữa là sẽ phải thay thế mới hoàn toàn.
    • Vì đây là hàng đặt riêng, độc quyền cho nên chất lượng có thể không bằng so với hàng tiêu chuẩn sản xuất hàng loạt của hãng, vì số lượng quá ít so với khả năng sản xuất của hãng.
    • Cuối cùng chúng tôi giả sử với trường hợp không may Doanh nghiệp mà bạn đặt mua họ không còn sản xuất nữa thì hệ thống cân của bạn gần như không có hàng thay thế. Bởi các chuẩn kết nối độc quyền đã được cài đặt trước đó, cũng như theo các thoả thuận riêng với hãng của nhà sản xuất.
    Tạm kết
    Trên đây là một vài thông tin chúng tôi muốn gởi tới bạn, hi vọng qua bài viết các bạn sẽ có góc nhìn rõ hơn khi chuẩn bị setup cho bản thân một hệ thống cân điện tử. Để biết thiết bị mà bạn đang sử dụng, hoặc sắp sửa được sử dụng có phải là thiết bị có tiêu chuẩn kết nối đặt riêng độc quyền hay không? Đừng ngại gởi thông tin tới chúng tôi qua đường link: https://canxetaimiennam.com/. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn để có một sản phẩm tốt nhất.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này