Rối loạn thần kinh thực vật là tình trạng mất cân bằng giữa hai hệ thần kinh như: phó giao cảm và hệ thần kinh giao cảm, hai hệ này bình thường có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Ở những người mắc phải bệnh này hai hệ thần kinh này bị rối loạn làm giảm hoạt động hoặc ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể như: nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa... Bệnh rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng đến các cơ quan cơ thể như thế nào? Hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh tự động có tác dụng điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách chủ động, không phụ thuộc vào sự chỉ huy của não bộ với chức năng của hệ thần kinh thực vật là điều hòa các quá trình chuyển hóa vật chất và điều hòa chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương. Bệnh rối loạn thần kinh thực vật tác động đến hệ thần kinh giao cảm rất đa dạng trên hệ tim mạch như: làm co mạch, tăng huyết áp, mạch nhanh và kích thích tiết mồ hôi, trên hệ hô hấp còn làm nhịp thở nhanh và nông. Vì vậy mà cường chức năng giao cảm sẽ gây ra cảm giác hồi hộp, lo lắng, lo âu, đánh trống ngực mạnh và làm tăng huyết áp, vã mồ hôi nhiều bất thường và ảnh hưởng đến dạ dày làm co bóp và tiết dịch đối vưới một số cơ quan tiêu hóa... Ngoài ram còn gây bốc nóng ở mặt, vã mồ hôi ở lòng bàn chân, bàn tay, đau tức ngực khó thở, sợ rét, sợ gió, sợ nước, môi tím tái, sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh ngắt. Còn hệ phó giao cảm thì ngược lại, chức năng của cường giao cảm làm chậm nhịp tim, tăng co thắt và tăng tiết dịch vị. Ví dụ như sau: Giao cảm làm giãn đồng tử thì phó giao cảm làm co, giãn mạch vành ( beta 2) và co ( alpha) thì phó giao cảm làm giảm nhịp tim, giao cảm làm giảm nhu động và trương lực lòng ruột thì phó giao cảm làm tăng nhu động và trương lực. Bệnh rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng hết tất cả các cơ quan nội tạng của cơ thể. Thông thường ở những người bình thường có sự cân bằng giữa hai hệ thống giao cảm hoặc phó giao cảm duy trì các chức năng của cơ thể, ở một cơ thể khỏe mạnh hoạt động của hệ thần kinh thực vật điều hòa và cân bằng giữa hai hệ thống phó giao cảm. Khi một trong hai hệ thống bị rối loạn sẽ đưa đến hội chứng rối loạn thần kinh thực vật. Làm sao để phát hiện ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật? Nếu bạn đang nghi ngờ chính bản thân mình mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật nên đến các cơ sở y tế lớn, được các bác sĩ khám và chẩn đoán sơ bộ thông qua việc khám thực thể hoặc thăm hỏi để tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh. Bạn có thể thực hiện một số xét nghiệm để có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng như: Kiểm tra chức năng hệ thần kinh thực vật Xét nghiệm nước tiểu Thử nghiệm Histamine Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện Xét nghiệm máu toàn bộ Nghiệm pháp bàn nghiêng Test mồ hôi điều nhiệt. Dựa vào triệu chứng để phát hiện ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật Nhiều người mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện triệu chứng ở tim mạch làm cho người bệnh tức ngực, khó thở. Để phát hiện ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật, bạn có thể dựa vào các triệu chứng để phát hiện sớm và có các biện pháp điều trị kịp thời như sau: Xuất hiện triệu chứng ở tim mạch: Tim đập nhanh, đánh trống ngực, lo âu, hồi hộp và kèm thèo chứng khó thở, huyết áp tăng giảm thất thường hoặc gây khó khăn trong việc thích ứng với những hoạt động về thể lực, thiểu năng mạch vành hoặc đau thắt ngực... Xuất hiện triệu chứng thần kinh: Gây rối loạn giấc ngủ, thiểu năng tuần hoàn não, trí nhớ giảm sút và làm mất khả năng tập trung kém, lo âu, bồn chồn, cảm giác buồn bực không lý do, cáu gắt vô cớ, rối loạn vận mạch dẫn đến đau đầu mỗi khi thời tiết thay đổi. Xuất hiện triệu chứng đến hệ tiết niệu: Gây ra triệu chứng tiểu không tự chủ, khó tiểu do rối loạn đường tiết niệu. Theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu vì kích thích tiểu tiện, tiểu không hết nước tiểu. Xuất hiện triệu chứng ở cơ quan sinh dục như: rối loạn kinh nguyệt, khô vùng âm đạo, khó đạt cực khoái khi quan hệ. Ở nam giới sẽ gặp vấn đề xuất tinh sớm và khó đạt cực khoái hoặc duy trì sự cương cứng. Xuất hiện triệu chứng liên quan đến hệ bài tiết: Thân nhiệt lạnh, nóng lạnh thất thường và giảm hoặc tăng tiết mồ hôi quá mức cần thiết. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như: cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân, nhức mỏi vai gáy, cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống và xuất hiện phản ứng sinh học chậm với ánh sáng và gặp khó khăn khi điều khiển phương diện di chuyển vào ban đêm. Ở giai đoạn đầu người bệnh mắc rối loạn thần kinh thực vật khiến người bệnh cảm thấy bất an, lo âu, sợ hãi như sắp có chuyện gì xảy ra. Thế nhưng, khi bệnh ở giai đoạn nặng người bệnh luôn trong trạng thái hoang mang, sợ hãi dễ rơi vào tình trạng trầm cảm. Các cơn rối loạn này diễn ra thường không có quy luật gì cả và cơn có thể kết thúc đột ngột làm cho người ngoài tưởng rằng bệnh nhân " giả bộ". Vì vậy những người xung quanh nên quan tâm, sẻ chia, động viên để việc điều trị nhanh chóng có kết quả như mong đợi. Hy vọng bài viết trên đây của Nhà thuốc nam gia truyền Lợi Phúc Đường đã giúp bạn đọc biết thêm về cách phát hiện ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật một cách sớm nhất để có cách điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường người bệnh nên đến cơ sở y tế lớn, chuyên khoa để khám và điều trị bệnh hoặc cần tư vấn miễn phí về vấn đề sức khỏe, xin vui lòng liên hệ Nhà thuốc Lợi Phúc Đường qua hotline: 0977.890.845