Máy Móc Kỹ thuật trồng cây dưa xiêm cho nhiều trái

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi nguyenhoa658, 8/11/19.

  1. nguyenhoa658

    nguyenhoa658 Member

    Tham gia ngày:
    2/8/19
    Bài viết:
    95
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Dừa xiêm là giống cây được trồng nhiều ở tỉnh Bến Tre và một số tỉnh miền tây lân cận. Loại này dễ trồng, cho năng suất cao và đem lại kinh tế lớn. Nhưng để cây có năng suất cao đòi hỏi phải biết trồng đúng cách, đúng kỹ thuật. Bài viết dưới đây xin hướng dãn trồng dừa xiêm cho ra nhiều trái
    Chọn giống
    Khi trồng cây dừa, việc đầu tiên phải nghĩ đến là chọn giống. Đây là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định cho sự thành bại cho mảnh vườn dừa. Khi chọn giống chúng ta cần phân biệt có hai nhóm giống là dừa cao và dừa lùn.
    - Chọn cây dừa mẹ:
    Tuổi cây mẹ: Giống dừa cao: Từ 15 – 30 năm. Giống dừa lùn: Từ 10 – 15 năm.
    Năng suất: Dừa cao: Từ 70-100 trái/cây/năm; Dừa lùn: Từ 100-120 trái/cây/năm.
    Thân phát triển bình thường, không dị dạng, sẹo lá khít, thân khỏe, mọc thẳng.
    - Chọn trái giống:
    Tuổi trái: Khi vỏ trái đã khô.
    Trái giống đều đặn, không dị dạng, không bị sâu bệnh
    Kỹ thuật trồng cây
    Cách chọn đất:
    Cây dừa phát triển tốt nhất trên đất phù sa, đất cát pha, có nhiều hữu cơ và đặc biệt đất có hàm lượng kali dồi dào, tầng canh tác ít nhất là 0,5 mét trở lên.
    Làm đất:
    - Đối với đất ruộng: Trước khi lên liếp trồng dừa, bà con dùng lớp đất mặt ruộng đắp mô trồng với kích thước đường kính mô nhỏ nhất 1m, chiều cao thì cao hơn triều cường cao nhất 0,5m trở lên. Sau đó lên liếp hoặc trồng dừa xen lúa khoảng 2 năm, sau đó bắt đầu lên liếp.
    - Đối với đất vườn lâu năm: Cũng tiến hành lên liếp sao cho cao hơn mực nước lũ 0.5 m trở lên.
    - Đối với đất miền Đông Nam Bộ: ngược lại là bà con phải đào hố với kích thước 0,6 m x 0,6 m x 0,4 m nhằm tiết kiệm nước cho cây hấp thu.
    Nếu bà con trồng diện tích nhiều thì có thể sử dụng máy đào lỗ trồng cây, nếu bạn sử dụng thì mới thấy được sự bất ngờ hiệu quả của chúng. Hiện nay máy rất phổ biến và được nhiều bà con nông dân sử dụng.
    Khoảng cách trồng
    Khoảng cách tốt nhất là 5-6m
    * Bón lót: Trước trồng 15-20 ngày bón lót mỗi mô: phân hữu cơ khoảng 20-30 kg + 100g super lân + 200gram kali, trộn đều và lấp kín lại bằng mặt mô.
    * Đặt cây con: Đào hố tương đương với kích cỡ của trái dừa giống;đặt dừa giống xuống, lấp đất lại cho bít trái là vừa, nếu cây giống cao thì cắm cây buột cố định tránh gió lung lay để mau bén rễ. Nếu đặt trái quá sâu cây sẽ chậm phát triển, cũng không nên đặt trái quá cạn, tức là lấp đất không bít trái thì sau này gốc cây sẽ phình to. Nếu giống ươm ngoài đất, khi bứng cây cần cắt toàn bộ rễ cho sát trái, để kích thích tạo bộ rễ mới nhanh hơn, nếu để nguyên rễ cũ thì phải mất một thời gian để bộ rễ cũ thối đi, sau đó rễ mới bắt đầu phát triển; thời gian này kéo dài ít nhất 20-30 ngày. Và rễ cũ thối đi là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công rễ non vừa phát triển.
    Kỹ thuật chăm sóc sau khi trồng
    Trồng dậm:
    Trồng dậm ngay khi cây chết hoặc ở mùa mưa tiếp theo để các cây dừa trong vườn cho trái đồng đều. Thông thường dự trữ thay cây chết khoảng 5%.
    Che mát và đậy gốc:
    Nhằm hạn chế sự bốc thoát nước, giúp cây phục hồi nhanh sau khi trồng cần che mát cho đến khi cây bén rễ, phát triển tốt. Ngoài ra, để giảm bớt lượng nước bốc hơi trong mùa khô, cần đậy gốc cho cây con bằng cách dùng vỏ dừa, bụi xơ dừa hay lục bình phủ quanh gốc dừa.
    Làm cỏ:
    Dọn sạch cỏ dại xung quanh mô hay hố không để cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng với cây dừa sẽ làm cho cây dừa chậm lớn. Trong giai đọan cây dừa chưa mang trái nên trồng xen canh các loại cây ngắn ngày hay cỏ làm thức ăn cho gia súc, cây họ đậu để che phủ đất, hạn chế sự rửa trôi chất dinh dưỡng bề mặt, đồng thời tăng thêm chất hữu cơ bồi dưỡng cho đất, giảm chi phí chăm sóc và tăng thu nhập cho nhà vườn.
    Bón phân:
    Công thức phân cho dừa theo tỷ lệ Ure – Super Lân – Kali Clorua: 0,8kg-1.5kg-1,5kg/cây/năm và được chia làm 2 lần bón trong năm, đầu và cuối mùa mưa, hoặc có thể chia làm 6 lần bón sẽ hiệu quả hơn và ít treo trái hơn
    Trên đây là cách chọn giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho mọi. Nếu bạn có nhu cầu mua máy khoan lỗ trồng cây đa năng xin vui liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978.455.263.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này