Bán hàng trên Facebook đòi hỏi cá nhân, doanh nghiệp cần có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng kinh doanh trực tuyến. Trong đó, kỹ thuật chốt đơn trên Facebook là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đạt doanh số bán hàng hiệu quả. Chốt đơn trên Facebook là gì? tiếp thị, quảng bá sản phẩm và chốt đơn hàng trên nền tảng này. Bạn có thể kinh doanh trên Facebook thông qua 3 hình thức: qua trang cá nhân, Fanpage hoặc Group. Mỗi hình thức đều có phương pháp bán hàng riêng. Vậy nên, trước khi quyết định kinh doanh trên Facebook, bạn cần dành thời gian tìm hiểu về các kỹ năng và hình thức bán hàng trên kênh này. Chốt đơn trên Facebook là gì? Đây là một trong các hoạt động không thể thiếu khi kinh doanh trên Facebook. Nhiều người cho rằng công việc này khá đơn giản và không đòi hỏi nhiều kỹ năng. Nhưng trên thực tế, để trở thành người chốt đơn giỏi trên Facebook, bạn cũng cần nhiều kinh nghiệm và sự khéo léo, uyển chuyển. Khách hàng có thể tham khảo sản phẩm và cần bạn tư vấn, nhưng họ chưa chắc đã chấp nhận mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Một số lý do khiến khách hàng không chốt đơn: Chi phí sản phẩm/dịch vụ cao hơn so với suy nghĩ của khách hàng Phương thức thanh toán, vận chuyển phức tạp, khó khăn Khách hàng chỉ tham khảo sản phẩm nhưng chưa có ý định mua Khách hàng chưa tin vào chất lượng sản phẩm Nhân viên chốt đơn còn thiếu chuyên nghiệp Bị đối thủ cạnh tranh cướp mất khách hàng … Người đảm nhận nhiệm vụ chốt đơn trên Facebook là người trực tiếp với khách hàng. Vì vậy, tỷ lệ khách hàng chốt đơn cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật chốt đơn của chính bạn hoặc nhân viên bạn. >>> Các bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích về Facebook tại https://nuu.edu.vn/tool-auto-tang-like-facebook-mien-phi-don-gian-ai-cung-su-dung-duoc/ 4 kỹ thuật chốt đơn trên Facebook Nắm bắt tâm lý khách hàng Yếu tố đầu tiên giúp bạn hoàn tất quá trình chốt đơn trên Facebook là hiểu được mong muốn của khách hàng. Khi biết người tiêu dùng của mình gặp phải vấn đề gì, bạn mới có thể tư vấn một cách trơn tru và chuyên nghiệp. Lúc này, bạn sẽ dễ dàng cho khách hàng biết họ sẽ nhận được lợi ích và giá trị gì từ sản phẩm của bạn. Để thực hiện được kỹ thuật này, bạn cần đặt ra một vài câu hỏi mang tính gợi mở như: Chúng tôi có thể giúp gì được cho bạn? Bạn cần chúng tôi tư vấn những gì? Tạo niềm tin cho khách hàng Xây dựng niềm tin cho khách hàng cũng là kỹ thuật chốt đơn trên Facebook hiệu quả. Đứng ở vị trí của người dùng, tất nhiên ta sẽ chọn lựa những fanpage hay website nổi tiếng để mua sản phẩm. Đơn giản vì chúng có tiếng tăm và đảm bảo về chất lượng hơn. Do đó, bạn cần chứng minh cho khách hàng thấy được độ uy tín của trang cá nhân, fanpage hoặc group của doanh nghiệp, tùy theo bạn bán hàng theo hình thức nào. Bạn có thể cung cấp đầy đủ thông tin quan trọng như: địa chỉ, số điện thoại liên lạc, email,… Bên cạnh đó, bạn hãy post các bài feedback, review sản phẩm của các khách hàng trước đó nhằm tạo niềm tin cho khách hàng mới. Phương pháp này chính là điều kiện cần thúc đẩy người tiêu dùng chốt đơn của bạn. Tư vấn chuyên nghiệp Có 2 hình thức chốt đơn trên Facebook phổ biến nhất là: gọi điện thoại chốt đơn trực tiếp và nhắn tin chatbot. Cả hai hình thức này đều đòi hỏi khả năng giao tiếp chuyên nghiệp của bạn. Khi khách hàng nhắn tin hoặc gọi điện có nhu cầu tư vấn sản phẩm, bạn nên tập trung vào quá trình tư vấn thay vì liên tục đề cập đến chuyện bán hàng. Mục tiêu cuối cùng của cuộc trao đổi với khách hàng là bán được sản phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn hời hợt trong khâu tư vấn, khách hàng sẽ tỏ ra khó chịu. Thậm chí họ cảm thấy bạn đang thúc ép họ mua hàng. Đây chính là tính thiếu chuyên nghiệp trong giao tiếp. Ứng biến linh hoạt Kỹ thuật cuối cùng để hoàn tất chốt đơn là hãy kích thích yếu tố “tham” của khách hàng. Yếu tố này chính là nỗi sợ bị mất mát một cái gì đó, thậm chí đó không phải là thứ đã thuộc về mình. Bạn có thể thêm vào nội dung các post chào hàng bằng một số câu như: Nhanh tay kẻo hết Khuyến mãi chỉ kéo dài trong 3 ngày Thời gian khuyến mãi chỉ kéo dài từ … đến … … Thông thường, tỷ lệ chốt đơn qua tin nhắn sẽ thấp hơn những cuộc gọi trực tiếp. Vì vậy, nếu bạn đang trao đổi với khách hàng qua chatbot, hãy khéo léo xin phép họ được trò chuyện trực tiếp. Một giọng nói dễ nghe, truyền cảm sẽ dễ thuyết phục người dùng hơn.