Linh tinh Kinh nghiệm mở quán bán đồ ăn vặt từ A đến Z

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi cuongnguyen93, 16/3/23.

  1. cuongnguyen93

    cuongnguyen93 Member

    Tham gia ngày:
    30/9/22
    Bài viết:
    174
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Kinh doanh quán ăn vặt đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Chỉ với một số vốn nhỏ, bạn đã có thể thu hút được các khách hàng là giới trẻ, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều thành công khi lựa chọn mô hình này. Bạn cần phải có những tính toán và chiến lược cụ thể để từng bước tiếp cận và thu hút khách hàng.

    [​IMG]



    Nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường
    1. Xác định nguồn vốn
    Trước khi đi vào kinh doanh ăn vặt hay bất cứ một sản phẩm, dịch vụ nào, điều đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm đó chính là xác định số vốn hiện có của mình là bao nhiêu. Điều này sẽ giúp người chủ có được những định hướng ban đầu về mô hình, quy mô kinh doanh. Từ đó, làm tiền để để lên các kế hoạch chi tiết.

    Thông thường, đối với mô hình kinh doanh quán ăn vặt, số vốn mà bạn cần bỏ ra sẽ dao động trong khoảng 35 - 150 triệu đồng. Trong đó, các khoản cần chi trả bao gồm:

    - Chi phí thuê mặt bằng từ 3 - 50 triệu / tháng tùy thuộc vào vị trí mà bạn muốn thuê. Tại những địa điểm ở đường lớn, gần trường học, khu đông dân cư sẽ có giá thuê cao hơn so với trong hẻm hay ở ngoại thành.

    - Chi phí mua nguyên vật liệu từ 3 - 5 triệu đồng.

    - Chi phí mua thiết bị, dụng cụ chế biến và trang trí dao động từ 3 - 20 triệu đồng. Số tiền này có thể tăng lên nhiều hơn so với mức dự trù nếu bạn đầu tư vào thiết bị, vật dụng hiện đại.

    - Chi phí thuê nhân viên nằm trong khoảng từ 10 - 15 triệu đồng.

    - Chi phí Marketing trong khoảng từ 2 - 6 triệu đồng. Nếu bạn muốn tiếp thị và thu hút nhiều khách hàng hơn có thể tăng chi phí Marketing.

    - Chi phí phát sinh như thuế và một số khoản chi phí khác.

    2. Xác định khách hàng mục tiêu
    Khi bạn mở quán ăn vặt theo quy mô nhỏ hay lớn thì việc xác định khách hàng mục tiêu cũng là điều vô cùng quan trọng. Dù món ăn có ngon đến đâu nhưng không tiếp cận đúng khách hàng có nhu cầu thì điều đó cũng sẽ chỉ trở nên vô nghĩa. Vậy nên, bạn cần biết được sản phẩm của mình sẽ bán cho ai? Độ tuổi? Nghề nghiệp? Thói quen?.... Đối với mô hình quá ăn vặt, khách hàng mục tiêu thường sẽ có những đặc điểm như:

    - Nhóm khách hàng nằm trong độ tuổi từ 10 - 25 tuổi.

    - Nghề nghiệp thường là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng.

    - Họ thường có thói quen tụ tập bạn bè, có những buổi đi chơi, đi ăn,....

    3. Chọn địa điểm kinh doanh
    Địa điểm là yếu tố quyết định việc khách hàng có nhìn thấy bạn hay không. Bạn nên mở quán ăn vặt tại những vị trí có mặt bằng thuận lợi. Không nên chọn những vị trí trong hẻm đi lại khó khăn vì nó sẽ rất dễ làm khách hàng từ bỏ việc tìm đến bạn.

    Tùy thuộc vào nhóm khách hàng hướng đến mà bạn có thể lựa chọn vị trí sao cho phù hợp. Ví dụ, nếu khách hàng chủ yếu bạn muốn phục vụ là học sinh, sinh viên thì có thể chọn những chỗ gần trường học để mở quán. Còn nếu muốn bán đồ ăn vặt cho nhân viên văn phòng thì bạn có thể mở quán tại những vị trí gần nhiều công ty, khu vực đông dân cư.

    Các bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hứu ích về livestream bán hàng tại https://nuu.edu.vn/khoa-hoc-livestream-ban-hang-cao-cap/


    Công tác chuẩn bị và setup quán
    1. Lên thực đơn
    Menu chính là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. Việc lên thực đơn một cách hợp lý và khoa học sẽ giúp cho khách hàng của bạn dễ dàng tìm được món họ cần. Bạn có thể bỏ thời gian để tìm hiểu về các quán có cùng mô hình kinh doanh giống mình để tham khảo và thiết kế ra một menu phù hợp. Với kinh nghiệm mở quán ăn vặt thì menu thường có các phần chính như:

    - Món ăn: Bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bắp xào, khoai tây chiên,....

    - Món tráng miệng: Kem, rau câu, bánh flan, trái cây tô,....

    - Nước giải khát: Trà sữa, trà tắc, nước khoáng, nước ngọt, sâm dứa, sữa bắp,....

    [​IMG]

    2. Trang trí quán
    Đối với nhiều người, không gian quán cũng là một trong những yếu tố để thu hút họ. Tuy quán ăn vặt không có không gian rộng như nhà hàng nhưng bạn cũng cần tạo được điểm nhấn cho quán. Bạn nên bày trí, sắp xếp không gian sao cho gọn gàng, thuận tiện cho việc ra vào để khách hàng dễ dàng di chuyển. Bạn cũng có thể tạo điểm nhấn và sự khác biệt cho quán bằng cách trang trí những họa tiết theo theo một phong cách riêng để thu hút và làm cho khách hàng nhớ đến quán. Hơn nữa, tất cả những đồ dùng, vật dụng của quán cần được lau chùi thường xuyên nhằm đảm bảo vệ sinh.

    3. Lựa chọn nguồn nguyên liệu
    Nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng chính là yếu tố để khách hàng quay lại quán của bạn trong những lần sau. Chính vì vậy, hãy lựa chọn và kiểm tra thật kỹ nguồn nguyên liệu đầu vào để chắc chắn rằng những món ăn mình mang đến cho khách hàng là an toàn. Đặc biệt, bạn nên hạn chế sử dụng nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc và không có xuất xứ rõ ràng. Vì điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thực khách và ảnh hưởng đến uy tín của quán.

    Nguyên liệu, thực phẩm dùng để chế biến các món ăn vặt thường có hạn sử dụng ngắn. Vậy nên, bạn không nên dự trữ quá nhiều tại quán. Bạn có thể nhập hàng hai ngày một lần để đảm bảo cho nguồn nguyên liệu được tươi ngon. Bên cạnh đó, khi muốn đưa một món mới vào menu, bạn nên cho khách hàng thử trước để khảo sát về mức độ hài lòng của họ.

    4. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
    Để phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất, bạn nên thuê thêm nhân viên để hỗ trợ. Nhân viên trong quán cần được đào tạo về cách xử lý trước khách hàng, thái độ phục vụ thân thiện, niềm nở. Bên cạnh đó, họ cũng cần hiểu và nắm bắt tâm lý thực khách để có thể tư vấn và đưa ra lời khuyên bổ ích giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn thực đơn phù hợp với mình.

    Đầu bếp là người đóng vai trò quan trọng để tạo ra các món ăn ngon. Họ cần phải hiểu được khẩu vị của đa số khách hàng để có thể chế biến ra các món ăn hợp với sở thích người dùng. Ngoài ra, người đầu bếp cũng cần có sự sáng tạo để thay đổi menu nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

    Là một người chủ cửa hàng, bên cạnh công tác quản lý thì bạn cũng phải là người kết nối giữa các nhân viên với nhau. Khi tất cả mọi người cùng làm việc trong một môi trường vui vẻ, hòa đồng và thân thiện sẽ giúp cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.

    5. Sử dụng phần mềm quản lý
    Mở quán ăn vặt cần những gì? Để giúp cho việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Đây sẽ là một trợ thủ đắc lực hỗ trợ bạn trong việc sắp, quản lý quán ăn, tính tiền. Nhờ đó, công tác phục vụ sẽ trở nên nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn, hạn chế được những nhầm lẫn như gọi sai món. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ đánh giá tốt hơn về quán ăn vặt của bạn.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này