Sau đây là 10 điều bạn nên chú ý tới khi lựa chọn địa điểm kinh doanh một cách có hệ thống và thực tế. 1. Phong cách hoạt động Bạn đang muốn xây dựng một cửa hàng theo khuôn mẫu chuẩn mực lịch sự và thanh lịch hay đơn giản không cầu kỳ? Địa điểm lựa chọn của bạn nên phù hợp với hình ảnh và phong cách bạn theo đuổi. Nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, bạn muốn một cửa hàng truyền thống hay muốn điều hành dạng gian hàng trong một trung tâm thương mại hay dạng cửa hàng lưu động có thể di chuyển đến các địa điểm khác nhau? 2. Nhân khẩu học Có hai góc độ quan trọng đến vấn đề nhân khẩu học cần lưu ý. Đầu tiên, hãy xem xét đối tượng khách hàng của bạn là ai và việc họ sinh sống gần quan trọng ra sao với địa điểm kinh doanh của bạn. Đối với một nhà bán lẻ và một số nhà cung cấp dịch vụ điều này rất quan trọng tuy nhiên với nhiều loại mô hình kinh doanh khác, điều này có thể không mấy quan trọng. Hồ sơ nhân khẩu học mà bạn có về thị trường mục tiêu sẽ giúp bạn đưa ra quyết định. Sau đó, hãy nhìn vào cộng đồng. Nếu nền tàng cơ sở khách hàng của bạn là người địa phương, liệu có tỷ lệ dân số nào phù hợp với nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn nghiên cứu để hỗ trợ cho việc kinh doanh không? Liệu cộng đồng này có một nền tảng kinh tế ổn định từ đó cung cấp môi trường tốt cho việc kinh doanh của bạn không? Hãy thận trọng khi xem xét yếu tố cộng động bởi nó có thể phụ thuộc lớn vào một ngành cụ thể trong nền kinh tế của họ, một cuộc suy thoái cũng có thể tổn hại đến việc kinh doanh của bạn. Bây giờ nghĩ về lực lượng lao động của bạn. Kỹ năng bạn cần là gì và những người có khả năng này có sẵn có không? Liệu cộng đồng nơi bạn đặt kinh doanh có nguồn lực để phục vụ nhu cầu của họ không? Liệu có đủ nhà ở trog phạm vi giá phù hợp không? Nhân viên cảu bạn có thể tìm thấy trường học, cơ hội giải trí, văn hóa, và các khía cạnh khác ngay tại cộng đồng này không? 3. Lượng người qua lại Đối với hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ, lượng người qua lại là vô cùng quan trọng. Bạn không muốn được nằm khuất trong một góc phố, nơi người mua hàng có thể sẽ bỏ qua bạn và thậm chí cả khu vực bán lẻ tốt nhất cũng có những có điểm chết. Ngược lại, nếu việc kinh doanh của bạn yêu cầu tính bảo mật, bạn có thể không muốn được nằm trong một khu vực có lưu lượng người qua lại cao. Hãy quan sát lượng người qua lại một địa điểm có tiềm năng tại những thời điểm khác nhau trong ngày và vào những ngày khác nhau trong tuần để chắc rằng khối lượng người đi bộ qua đáp ứng được những điều bạn cần. Xem thêm: giá sơn nhà 4. Khả năng tiếp cận và bãi đậu xe Hãy xem xét đến khả năng tiếp cận cơ sở vận chất mà mọi người sẽ sử dụng nó từ khách hàng, nhân viên cho đến các nhà cung cấp. Nếu bạn đang ở trên con phố bận rộn, làm thế nào để trở nên dễ dàng cho xe ô tô để được trong và ngoài các bãi đậu xe của bạn? Cơ sở vật chất kinh doanh của bạn có khả năng tiếp cận dành cho người khuyết tật không? Những loại hình giao hàng bạn có khả năng tiếp nhận, và các nhà cung cấp của bạn có thể dễ dàng và hiệu quả mang nguyên liệu đến cho doanh nghiệp của bạn không? Các hình thức giao hàng đóng gói nhỏ cần lối ra vào nhanh chóng, những công ty vận tải cần đường lớn và bến cảng nếu bạn muốn nhận được hàng hóa một cách nhanh nhất trên bằng chuyển. Hãy tìm hiểu về số ngày, giờ dịch vụ và khả năng tiếp cận những địa điểm bạn đang xem xét. Liệu các hệ thống sưởi ấm hay làm mát có tắt vào ban đêm hay cuối tuần không? Nếu bạn đang ở trong một tòa nhà văn phòng, khoảng thời gian khóa cửa ra vào là lúc nào, bạn có thể có chìa khóa không? Một tòa nhà văn phòng đẹp với một mức giá tuyệt vời cũng trở nên tệ hại nếu bạn đang có kế hoạch kinh doanh vào cuối tuần nhưng tòa nhà này lại đóng cửa hoặc họ cho phép bạn truy cập nhưng điều hòa không khí và hay máy sưởi đều bị tắt. Hãy chắc chắn địa điểm bạn chọn có chỗ đậu xe thuận tiện cho cả khách hàng và nhân viên. Cũng như với lượng người đi bộ, hãy dành thời gian để quan sát điểm đỗ xe tại những thời điểm khác nhau và ngày khác nhau để xem như thế nào nhu cầu dao động ra sao. Ngoài ra hãy chắc chắn bãi đậu xe được duy trì tốt và có ánh sáng đầy đủ.