Măng là một trong những thực phẩm chứa rất nhiều nước và được dùng phổ biến trong bữa ăn của mọi gia đình người việt nam. Có bầu có ăn măng được không lại là một trong những chủ đề cần chú ý đến cho các mẹ bầu khi thèm ăn. Đông y thái phương sẽ giúp các mẹ tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1/ Giá trị dinh dưỡng của măng Sở dĩ nhiều mẹ bầu đặt ra câu hỏi này là bởi vì khi mang thai, ăn uống không theo chỉ định của bác sỹ cũng có thể gây ra hiện tượng động thai hoặc dọa sảy thai chứ chưa cần nói đến các nguyên nhân khác. Trước hết hãy cùng tìm hiểu đôi chút về măng nhé. Măng tươi là một món ăn phổ biến ở nước ta và được bán dưới nhiều hình thức như măng khô, măng tươi và măng đóng hộp. Măng tươi có giá trị dinh dưỡng cao, ngoài 91% là nước, măng chứa protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali, phốt pho cùng những khoáng chất rất có ích cho sức khỏe. Măng tươi có hàm lượng chất xơ rất cao lên tới tận 2,56%, lượng chất xơ này giúp làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa. Trong măng tươi có chứa chất Phytosterol- Đây là loại chất có tác dụng chống sự oxy hóa có trong măng, có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể. Măng còn có chứa ít chất béo và đường, do đó ăn măng sẽ không phải lo lắng vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường. Không chỉ vậy, hàm lượng kali trong măng khá cao. Cứ 100g măng chứa khoảng 533 mg kali. Trong khi đó, theo nghiên cứu, những thực phẩm chứa tối thiểu 400 mg kali đã có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ. 2/ Có bầu có ăn măng được không? Măng tươi có nhiều giá trị dinh dưỡng là vậy, tuy nhiên, những dưỡng chất từ măng tươi có tác dụng cho sự phát triển của các mẹ bầu và thai nhi hay không? Bà bầu ăn măng có được không? có sợ bị dọa sảy thai không? Theo các chuyên gia, trong măng tươi có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit sinh ra acid xyanhydric. Nếu bà bầu ăn măng, glucozit vào dạ dày sẽ bị phân hủy sinh ra acid xyanhydric. Khi cơ thể bà bầu không chịu nổi chất độc, acid này sẽ bị tống ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Trên thực tế, đã có không ít mẹ bầu ăn măng bị ngộ độc và dẫn đến các hiện tượng đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp…, thậm chí nhiều trường hợp có thể gây tử vong. Vì vậy, bà bầu hãy thận trọng khi thích ăn măng. Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo rằng trong quá trình mang thai, bà bầu không nên ăn măng, đặc biệt là măng tươi. Không chỉ riêng bà bầu, mọi người cũng không nên ăn măng quá nhiều và thường xuyên, chỉ nên ăn khoảng 2 bữa mỗi tháng, mỗi bữa khoảng 200- 300 gram. 3/ Bà bầu ăn măng cần lưu ý gì? Trong những tháng đầu thai kỳ, cơ thể bị ốm nghén, bà bầu không ăn được nhiều. Trong khi đó, măng tươi là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, có thể gây đầy hơi, no lâu, đau bụng khi mang thai nên 3 tháng đầu thai kỳ bà bầu tuyệt đối không nên ăn măng. Bà bầu ăn măng có thể gây ngộ độc, ngoài ra, độc tố cyanide trong măng tươi còn tác động lên chuỗi hô hấp làm bất hoạt các enzym sắt, khiến bà bầu ăn măng có thể dẫn đến thiếu oxy, gây ra tình trạng thiếu máu. Để ăn măng an toàn trong quá trình mang thai, bà bầu hãy sơ chế măng thật cẩn thận để tránh những nguy hại đáng tiếc xảy ra. Bà bầu ăn măng cần lưu ý rửa sạch măng nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó là luộc kỹ khoảng 3 lần. Trong khi luộc măng, mở vung để độc tố bay đi. Bà bầu ăn măng chớ nên ăn nước luộc măng vì chất độc còn đọng lại trong nước.