Trẻ nhỏ dễ bị ngạt mũi, sổ mũi vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này khiến trẻ vô cùng khó chịu và quấy khóc. Lo lắng cho con, nhiều phụ huynh thường tự mua thuốc nhỏ mũi trẻ em về dùng, nhưng liệu tất cả các loại thuốc nhỏ mũi đều an toàn. Dưới đây là một số lưu ý cần biết khi chọn thuốc nhỏ mũi trẻ em. < Nguồn link: duocsaomai.vn/khi-lua-chon-thuoc-nho-mui-tre-em-can-luu-y-dieu-gi.html > Dùng thuốc nhỏ mũi trẻ em khi nào, dùng ra sao và dùng loại gì cần được xem xét kỹ lưỡng. Sử dụng thuốc nhỏ mũi trẻ em khi nào Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm nên khi dùng thuốc cho trẻ phải càng cẩn trọng. Chỉ nên dùng thuốc nhỏ mũi trẻ em trong cách trường hợp như: Xuất hiện các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi do các bệnh liên quan đường hô hấp Khi cần vệ sinh mũi, rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn giúp thông thoáng đường thở cho trẻ Trẻ bị viêm mũi, ngứa mũi… Lưu ý khi chọn thuốc nhỏ mũi trẻ em Việc sử dụng thuốc nhỏ mũi trẻ em mà không tìm hiểu kỹ, không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Vì thế, khi dùng thuốc nhỏ mũi trẻ em phụ huynh phải thận trọng thành phần và tác dụng của thuốc. Thuốc nhỏ mũi có chứa chất làm co mạch, chống sung huyết Những dược chất có tác dụng cường giao cảm thần kinh như Naphazolin (biệt dược Nasoline, Rhinex 0.05%), Oxymetazolin làm co mạch và giảm sung huyết tại niêm mạc mũi, giúp hết chảy nước mũi. Nhưng chính tác dụng này của thuốc có thể gây hại cho một số người. Thuốc được chỉ định sử dụng cho người lớn nhưng không nên sử dụng trong thời gian giày. Tuyệt đối không dùng cho trẻ sơ sinh, nhũ nhi, trẻ nhỏ. Bởi thuốc có tác dụng co mạch không chỉ khu trú trong niêm mạc mũi mà gây co mạch toàn thân, gây hiện tượng tím tái, vã mồ hôi, choáng… Không nên tùy ý sử dụng thuốc nhỏ mũi người lớn dành cho trẻ em vì có thể chứa thành phần chất rất nguy hiểm. Thuốc nhỏ mũi kháng sinh và corticoid Thuốc nhỏ mũi chứa kháng sinh thường thuộc nhóm Aminoglycosid (như Neomycin sulfate, Tobramycin) hay Quinolon (như Moxifloxacin). Ngoài ra, thuốc kháng sinh thường chứa các thành phần có khả năng chống viêm, giảm phù nề, giảm sung huyết. Thuốc nhỏ mũi kháng sinh tại chỗ có thể hấp thu qua niêm mạc mũi vào máu với nồng độ thấp, nên những trẻ có cơ địa nhạy cảm chỉ cần một lượng nhỏ có thể gây ngộ độc ốc tai - tiền đình gây điếc. Mặt khác, dùng thuốc nhỏ mũi trẻ em kháng sinh nếu dùng kéo dài có thể gây kháng thuốc. Chú ý chỉ nên sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Nước muối sinh lý 0.9% Khi điều trị ngạt mũi, sổ mũi tại nhà cho trẻ, để đảm bảo an toàn thì nên lựa chọn nước muối sinh lý 0.9%. Sản phẩm có độ pH gần với độ pH sinh lý của mũi họng, có thể sử dụng để làm sạch nhầy, vệ sinh mũi cho bé khi bị viêm nhiễm. Tuy nhiên, mỗi ngày không nên sử dụng quá nhiều vì có thể làm mất đi các yếu tố miễn dịch tự nhiên của niêm mạc mũi Nước muối ưu trương (nồng độ hơn 0.9%) Với trường hợp trẻ bị trẻ ngạt mũi nhiều, có thể dụng nước muối ưu trương hơn 0.9% để làm thuốc nhỏ mũi trẻ em, giúp trẻ dễ thở hơn. Sau đó, tiếp tục vệ sinh bằng nước muối sinh lý 0.9%. Nước muối ưu trương không nên dùng liên tục quá 7 ngày. Thuốc nhỏ mũi trẻ em Rinobaby Với thành phần chính từ chiết xuất cam thảo, chiết xuất húng chanh, Natri Clorid và Natri Hyaluronat có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm lành niêm mạc. Hỗ trợ thúc đẩy quá trình hóa lỏng dịch tiết ra mũi mũi, loại bỏ dịch mũi nhanh, sạch Giảm tình trạng khó chịu ở mũi như nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa, viêm mũi dị ứng, khó thở… Hỗ trợ sát khuẩn, giảm sưng viêm phù nề, giúp đường thở thông thoáng Ức chế sự bám chính của virus, vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên. Thuốc nhỏ mũi trẻ em Rinobaby với thành phần an toàn, không chứa corticoid, mang lại hiệu quả điều trị cao cho trẻ. Đặc biệt, sản phẩm không chứa chất có tác dụng co mạch, không chứa corticoid nên tuyệt đối an toàn cho sức khỏe của trẻ. Tóm lại Khi trẻ bị viêm mũi, sổ mũi, tốt nhất phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, sử dụng thuốc nhỏ mũi trẻ em đúng liều lượng, số lượng để có được hiệu quả tốt nhất. Không nên tùy ý sử dụng thuốc nhỏ mũi trẻ em, cũng không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi người lớn cho trẻ. Nên đưa trẻ đi khám khi bị bệnh để xác định nguyên nhân và được tư vấn loại thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, nên tăng cường dinh dưỡng và vệ sinh môi trường sống trong lành, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Như vậy, hệ hô hấp của trẻ sẽ khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hơn.