Mặt tiền nhà được coi là bộ mặt của chủ nhân, không chỉ thể hiện cá tính, phong cách cá nhân mà còn phải thể hiện được cả sự đẳng cấp của gia chủ. Chính vì vậy, trang trí mặt tiền công trình luôn được quan tâm và chú trọng nhất. Đặc biệt, đối với các căn nhà hướng Tây thì việc trang trí mặt tiền còn cần phải gắn liền với hiệu quả chống nắng, nóng đòi hỏi một loại vật liệu đáp ứng những tiêu chí về độ bền, thẩm mỹ, thích nghi tốt với môi trường… Lam gỗ nhựa composite là sự lựa chọn hoàn hảo cho hạng mục trang trí mặt tiền công trình. Bạn sẽ không thể tìm thấy bất cứ loại vật liệu nào có nhiều tính năng vượt trội, thẩm mỹ cao mà giá cả lại hết sức phải chăng như vậy. Đây là một dòng vật liệu hiện đại được sản xuất nhằm thay thế cho lam gỗ truyền thống. Đặc điểm của lam gỗ nhựa composite Lam gỗ nhựa composite hay còn gọi là thanh lam gỗ nhựa được cấu thành từ 2 nguyên liệu chính gồm bột gỗ và nhựa WPC. Sản phẩm được ép đùn bằng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản có dạng thanh đồng nhất nên vô cùng cứng chắc, không thua kém gì gỗ tự nhiên. Thậm chí, lam nhựa giả gỗ còn khắc phục những nhược điểm lớn của lam gỗ tự nhiên như chống nước, không rêu mốc, mối mọt, cong vênh hay trương nở khi chịu tác động của môi trường. Sử dụng lam gỗ nhựa trang trí mặt tiền còn mang lại hiệu quả cách nhiệt, cách âm giúp không gian trong nhà yên tĩnh và mát mẻ hơn so với khi không sử dụng. >>> Xem thêm về thanh lam gỗ nhựa: https://tecwoodoutdoorfloor.com/lam-go-nhua-ngoai-troi.html Các bước thực hiện thi công lam gỗ nhựa composite Bước 1. Chuẩn bị vật liệu Lựa chọn lam gỗ nhựa có kích thước phù hợp với chiều dài theo yêu cầu của công trình. Tùy vào sở thích và khả năng tài chính của bạn mà có thể lựa chọn thanh lam gỗ nhựa có quy cách 50x50x3600mm, 32x57x3600mm, 35x100x3600mm, 28x50x3600mm Các phụ kiện đi kèm như thanh sắt, khung xương, đinh vít, khoan, súng bắn đinh… Bước 2: Nối các thanh lam lại với nhau Đối với các công trình mà cần chiều dài lớn, bạn phải nối hai thanh lam lại với nhau. Cách nối tốt nhất là cắt 1 đầu 45 độ, sau đó ghép lại với nhau. Cách nối này có đặc điểm là tính thẩm mỹ cao khi nối lại với nhau mình rất khó thấy vết nối, và tiết diện tiếp xúc ở vết nối sẽ nhiều hơn nên nó sẽ cứng hơn. Bước 3: Nhét thanh sắt vào trong lam gỗ – Nhét thanh sắt vuông 3 luồn vào lam gỗ để giữ cho thanh lam không bị võng và cong vênh. – Sau đó, bạn tiến hành cắt 1 lớp da của lam gỗ nhựa để bịt lại đầu lam nhằm tránh nước vào bên trong lam gỗ. Sau khi bịt đầu xong rồi, thì bạn chà nhám để đầu lam được bằng phẳng và đẹp. Bước 4: Gia cố hệ lam vào tường – Bắn tắc kê trực tiếp vào tường, khoảng tầm 1m5 thì bắn 1 tắc kê vào tường. – Sau khi bắn tắc kê vào tường, tiến đến bạn bắn vít vào. Lưu ý: khi thi công hệ lam gỗ nhựa nếu bạn muốn thêm đèn cho đẹp, thì mình luôn vào trong hệ lam để tăng tính thẩm mỹ. Bước 5: Vá các lỗ khoăn vừa bắn vít vào Sau khi gia cố xong hệ lam vào tường, thì tiến đến là mình vá các lỗ khoan vừa bắn vít vào. Bạn tiến hành cắt lớp da của gỗ nhựa rồi vá các lỗ khoan lại, và chà nhám lại các vết vá để cho bề mặt đạt tính thẩm mỹ cao. Bước 6: Hoàn thiện công trình thi công lam gỗ nhựa composite Tiến hành đầy đủ các bước trên cho đến hết công trình và hoàn thiện. Hy vọng những hướng dẫn trên đây đã giúp bạn hình dung được phần nào về quy trình thực hiện thi công lam gỗ nhựa composite trang trí mặt tiền công trình. Nếu bạn còn thắc mắc về sản phẩm hay cần tư vấn thi công, vui lòng liên hệ hotline: 0929 395 679 để được hỗ trợ.