Khi tiến hành thẩm định giá bất kì một tài sản nào chúng ta cũng cần phải có đày đủ những thông tin liên quan đến tài sản đó. Thực tế hiện nay vẫn còn nhiều cá nhân tổ chức vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm “định giá” và “thẩm định giá”. Do đó chúng tôi đưa ra bài vết này để bạn đọc có những góc nhìn đúng nhất về hai khái niệm này và từ đó các bạn thấy được vì sao khi tiến hành mua bán bất kì một loại tài sản nào chúng ta đều cần đến một cty hay cơ quan môi giới về thẩm định giá. I. Khái Niệm Theo Luật giá năm 2013 đưa ra các khái niệm để phân biệt Thẩm định giá và định giá như sau Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. II Sự khác nhau giữa định giá và thẩm định giá Theo nội dung phân biệt của Luật thì định giá là việc xác định gía của người có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản đưa ra mức giá có tính áp đặt, chủ quan còn thẩm định giá là việc xác định giá của tài sản trên cơ sở khách quan, không có quyền và lợi ích liên quan giữa tổ chức thẩm định giá và tài sản thẩm định Về khái niệm Định giá là việc đánh giá giá trị của tài sản tại một thờ điểm nhất định của tài sản phù hợp tại một thời điểm nhất định.thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo thông lệ Quốc tế. Bản chất Định giá thông quá các hình thức cụ thể, giá chuẩn khung giá, giá giới hạn (giá tối thiểu, tối đa); thẩm định giá chỉ xác định duy nhất một mức giá tài sản tại một địa điêm và thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá được đưa ra chủ yếu mang tính tư vấn. Mục đích Định giá tài sản để đưa tài sản vào lưu thông trong nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó thúc đẩy thị trường phát triển. Thẩm định giá đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản để tư vấn cho người yêu cầu thẩm định giá sử dụng vào những mục đích nhất định đã được nêu trong chứng thư thẩm định. Phương pháp Định giá theo các phương pháp cơ bản như: Phương pháp so sánh trực tiếp; phương pháp thu nhập… Thẩm định giá theo các phương pháp cơ bản như: Phương pháp so sánh, phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập, phương pháp lợi nhuận, phương pháp thặng dư … Chủ thể thực hiện Định giá do nhà nước thực hiện với tư cách tổ chức quyền lực công, thông qua đó thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước với cả tư cách chủ sở hữu (đối với tài sản nhà nước). Định giá còn do các tổ chức, cá nhân thực hiện với tư cách chủ sở hữu tài sản hoặc với tư cách người có quyền tài sản hoặc với tư cách người cung cấp dịch vụ định giá. Thẩm định giá phải do doanh nghiệp thẩm định thực hiện thông qua hoạt động của thẩm định viên về giá. Trích nguồn Rate this post Continue reading...