Khi mang thai, cơ thể mẹ bắt đầu đầu mập lên và ngực mẹ là một trong các bộ phận thay đổi rõ rệt. Ngực chỉ bao gồm các mô mỡ, không bao gồm thịt và các cơ bắp nên khi mẹ mang bầu ngực mẹ sẽ lớn ra, giãn nở và thậm chí là rạn nứt da. Cho con bú sau sinh là nghĩa vụ của các mẹ để kết nối tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và bé, tạo cho bé cảm giác ấm áp hơn khi ra thế giới bên ngoài. Việc cho bé bú và không biết cách bảo vệ đúng cách sẽ làm cho bầu ngực của hầu hết các mẹ bị chảy xệ và không còn săn chắc như trước. Vậy nguyên nhân của việc bị chảy xệ ngực là gì và làm cách nào để khắc phục điều đó thì mẹ hãy cùng Moby nghe chia sẻ của các mẹ bỉm sữa qua bài viết sau nhé! 1. Nguyên nhân ngực bị chảy xệ sau sinh Như đã nói ở trên, chảy xệ ngực là tình trạng mà hầu như mẹ nào cũng gặp phải sau khi sinh em bé. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến kích thước của ngực khá nhiều. Khi sinh bé chào đời, các ống sữa bắt đầu phát triển lớn lên để bơm sữa về. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bị giãn nở đến mức tối đa, thậm chí dẫn tới rạn da. Tìm hiểu để biết: cách giữ ngực không bị chảy xệ sau khi sinh Thứ 2 là ngực phụ nữ không bao gồm cơ bắp và dây chằng. Thực tế, đây chỉ là các mô mỡ mềm bởi vậy nếu sau một thời gian cho con bú và không có sự can thiệp của việc tập luyện sẽ dẫn tới chảy xệ. Thứ 3 là Khi cho con bú không đúng cách, trẻ thường co kéo hai bầu ngực khiến vòng một ngày càng biến dạng, chảy xệ hơn. Cho trẻ bú không đều cũng làm ngực bất đối xứng hai bên. Vị trí cho con bú không đúng cách hoặc hay cho trẻ bú nằm làm ngực bị co kéo cũng có thể ảnh hưởng đến hình dạng vòng 1 và gây ra chảy xệ. Cuối cùng là khi sữa mẹ về, ngực bị căng liên tục làm ngực lớn lên dần. Tuy nhiên khi cai sữa, sữa hết ngực bị không còn căng mọng và chảy xệ dần xuống. Trên đây là 4 nguyên nhân chính dẫn đến bầu ngực mẹ bị chảy xệ và trở nên kém hấp dẫn. Ngoài ra, ngực chảy xệ còn do cơ địa di truyền, chế độ ăn uống và tập luyện thể dục của mẹ sau sinh. Sau sinh, mẹ bầu nào cũng muốn giảm cân lấy lại vóc dáng, nhưng việc giảm cân đột ngột và ăn uống không khoa học cũng làm ngực sẽ chảy xệ ra. 2. Mẹ bỉm sữa chia sẻ bí quyết vàng bảo vệ bầu ngực không bị chảy xệ sau sinh Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến xệ ngực thì Moby sẽ chia sẻ một số bí quyết bảo vệ bầu ngực không bị chảy xệ từ các mẹ bỉm sữa. Tăng cân để giữ bầu ngực đầy đặn Muốn ngực đẹp thì mẹ bỉm sữa đừng cố kiêng khem giảm cân. Ngực bao gồm các mô mỡ, vì vậy ngoài yếu tố di truyền thì cân nặng cũng quyết định kích cỡ của ngực. Kích thước ngực của mẹ sau khi cho con bú tuỳ thuộc vào trọng lượng mà mẹ đã đạt được trong thời gian mang thai và thời kỳ cho con bú. Nếu mẹ tăng cân sau sinh, các mô mỡ sẽ tập trung vào ngực giúp ngực mẹ đầy đặn và đẹp hơn rất nhiều. Có thể nhiều mẹ chưa biết, việc hụt cân hoặc trọng lượng trở về trước khi mang thai thì ngực của mẹ sẽ nhỏ đi so với trước. Chính vì vậy để giữ bầu ngực đầy đặn sau sinh thì mẹ đừng ngại tăng cân để giữ vòng 1 nhé! Tham khảo thêm về bài viết: giá phẫu thuật nâng ngực chảy xệ Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý Một thông tin nữa mẹ cũng nên biết là ngực không hề có cơ, ngực chỉ có các dây chằng làm nhiệm vụ giữ ngực. Khi mẹ cho con bú, các dây chằng này sẽ bị dãn ra và lúc cai sữa, nếu không đàn hồi tốt, nó sẽ khiến ngực bị chảy xệ. Vậy làm thế nào để giữ được độ đàn hồi cho dây chằng? Mẹ cần có một chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt chú ý ăn nhiều chất béo nhưng nên giảm lượng chất béo động vật. Chất béo, ngay cả cholesterol, vẫn có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc trong cơ thể như các nội tiết tố, vitamin D và đặc biệt là làn da. Thiếu cholesterol sẽ khiến da nói chung và da ngực nói riêng kém đàn hồi và dễ nhăn nheo. Một trong những axit béo cần nhất lúc này là arachidonic – một loại axit béo có nhiều trong trứng gà và bơ, hai loại thực phẩm lại có rất nhiều mẹ cho con bú kiêng ăn vì sợ béo. Mặc áo lót nâng đỡ ngực Để ngực được đầy đặn, săn chắc thì việc mang áo ngực cả ngày lẫn đêm là rất cần thiết. bởi áo ngực chính là vật dụng để giữ ngực mẹ không bị chảy xệ trong khi bầu sữa đang căng nặng và không bị tổn thương nếu bị va chạm. Mẹ nên chọn các loại áo lót dành riêng cho mẹ bỉm sữa có lót nâng đỡ ngực. Tuy nhiên để đảm bảo thoải mái, mẹ cần chọn kích cỡ áo ngực phù hợp và chất liệu tốt để đảm bảo không bị tắc ống dẫn sữa. Xem Thêm tại đây: bác sĩ ngô mộng hùng có tốt không Cho bé bú đều hai bên ngực Đặc biệt, mẹ phải đảm rằng cho bé bú đều sữa hai bên ngực. Nhiều mẹ vì thuận tay phải nên chỉ cho trẻ bú tập trung một bên, điều này sẽ khiến bầu ngực của mẹ mất cân xứng về sau này. Nếu mẹ không cho bé bú trực tiếp mà hút sữa cũng đều phải chú ý đến điều này. Massage bầu ngực hàng ngày Massage ngực cũng là biện pháp được các chuyên gia khuyến khích các mẹ làm thường xuyên trong thời gian cho con bú. Dùng tay xoa nhẹ theo chiều đồng hồ và ngược lại, lặp đi lặp lại trước khi cho con bú sẽ giúp sữa về nhanh hơn. Việc massage cũng hỗ trợ ngực mẹ săn chắc hơn, đỡ chảy xệ. Tìm hiểu ngay để biết thêm: bệnh viện thẩm mỹ