Dịch vụ Hướng dẫn cách ghi nhãn hữu cơ Châu Âu cho doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi uccvietnam, 31/12/24.

  1. uccvietnam

    uccvietnam Member

    Tham gia ngày:
    5/7/24
    Bài viết:
    115
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Trong bối cảnh ngày càng nhiều người tiêu dùng ưu tiên thực phẩm hữu cơ. Việc hiểu và tuân thủ các quy định về ghi nhãn hữu cơ Châu Âu trở thành yếu tố quan trọng với các doanh nghiệp. Không chỉ đảm bảo tuân thủ pháp luật, ghi nhãn đúng cách còn giúp xây dựng lòng tin với khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu. Hãy cùng tìm hiểu các yêu cầu cụ thể và những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này.

    [​IMG]
    Làm sao để ghi nhãn sản phẩm hữu cơ chuẩn Châu Âu?
    1. Ghi nhãn hữu cơ Châu Âu là gì?
    Nhãn được thiết kế để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và các nhà sản xuất. Ghi nhãn hữu cơ Châu Âu không chỉ giúp nhận diện sản phẩm hữu cơ. Mà còn đảm bảo rằng sản phẩm đã qua kiểm định bởi các tổ chức được EU công nhận. Nhãn giúp xác định được các thông tin cơ bản của sản phẩm. Từ đó người tiêu dùng và cơ quan chức năng có thể dễ dàng tra cứu, kiểm tra thông tin của sản phẩm. Việc ghi nhãn đúng cách còn giúp thu hút người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm.

    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Ghi nhãn thực phẩm theo quy định FDA- Hỗ trợ tư vấn 24/7

    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Quy định ghi nhãn mỹ phẩm theo FD&C: Mọi thứ bạn cần biết

    2. Một số yêu cầu khi ghi nhãn đối với sản phẩm hữu cơ Châu Âu
    2.1. Logo hữu cơ EU trong ghi nhãn hữu cơ Châu Âu
    [​IMG]
    Logo hữu cơ EU
    Logo hữu cơ EU, thường gọi là “Euro-Leaf,” là biểu tượng nhận diện chính thức cho các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận tại thị trường Châu Âu.

    • Bắt buộc áp dụng: Theo quy định EC No 834/2007, mọi sản phẩm hữu cơ phải mang logo trên bao bì nếu được bán tại EU. Logo giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và lựa chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ EU.
    • Kích thước và vị trí: Logo phải được đặt ở vị trí nổi bật trên bao bì và có kích thước đủ lớn để người tiêu dùng dễ nhận biết. EU quy định kích thước không được nhỏ hơn 13,5mm x 9mm.
    • Tích hợp cùng nhãn khác: Sản phẩm có thể sử dụng thêm logo của các tổ chức chứng nhận khác. Nhưng logo hữu cơ EU vẫn phải hiển thị rõ ràng và không bị che khuất.
    [​IMG]
    2.2. Thông tin bắt buộc trên nhãn
    Để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định, nhãn sản phẩm hữu cơ phải cung cấp các thông tin sau:

    • Tên sản phẩm: Tên phải thể hiện rõ ràng tính chất hữu cơ. Ví dụ ghi nhãn “Sữa chua hữu cơ” thay vì chỉ ghi “Sữa chua”.
    • Thành phần: Liệt kê đầy đủ các thành phần theo thứ tự giảm dần về khối lượng. Bao gồm cả các thành phần không hữu cơ (nếu có).
    • Nơi sản xuất: Ghi rõ quốc gia hoặc vùng sản xuất, ví dụ: “Sản xuất tại Việt Nam.”
    • Nhà sản xuất/nhập khẩu: Thông tin liên hệ chi tiết của đơn vị chịu trách nhiệm, bao gồm tên và địa chỉ.
    • Khối lượng tịnh: Thể hiện bằng đơn vị đo lường tiêu chuẩn (gram, lít,…).
    • Hướng dẫn sử dụng và bảo quản: Cách sử dụng sản phẩm và điều kiện bảo quản cụ thể, ví dụ: “Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25°C.
    • Số chứng nhận hữu cơ: Ghi mã số được cơ quan kiểm định cung cấp. Ví dụ: “VN-BIO-001” (chứng nhận tại Việt Nam).
    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Ghi nhãn thực phẩm chuẩn Hàn- Doanh nghiệp cần lưu ý

    2.3. Yêu cầu về ngôn ngữ
    [​IMG]
    Nên ghi nhãn bằng ngôn ngữ nào?
    • Ngôn ngữ chính thức: Nhãn phải được ghi bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia mà sản phẩm được bán. Ví dụ, nếu sản phẩm được bán tại Pháp, nhãn phải sử dụng tiếng Pháp.
    • Đa ngôn ngữ: Đối với sản phẩm bán tại nhiều quốc gia, có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ. Miễn là thông tin bắt buộc đầy đủ và chính xác.
    2.4. Quy định về tuyên bố
    • Tuyên bố tỷ lệ hữu cơ: Đối với sản phẩm không đạt chuẩn 100% hữu cơ, tỷ lệ phần trăm nguyên liệu hữu cơ phải được ghi rõ. Ví dụ: “98% nguyên liệu từ nông nghiệp hữu cơ”.
    • Cụm từ được phép sử dụng: Những cụm từ như:
    • 100% Hữu Cơ (100% Organic): Sản phẩm được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu hữu cơ.

    • Hữu Cơ (Organic): Sản phẩm có ít nhất 95% thành phần là hữu cơ.

    • Chứa [Tỷ Lệ]% Thành Phần Hữu Cơ (Contains [Percentage]% Organic Ingredients): Sản phẩm chứa một tỷ lệ nhất định thành phần hữu cơ, ví dụ: “Chứa 70% thành phần hữu cơ.”

    • Được Làm Với Các Thành Phần Hữu Cơ (Made with Organic Ingredients): Sản phẩm có một phần thành phần là hữu cơ, nhưng không đạt mức 95% để được dán nhãn “hữu cơ.”

    • Cấm tuyên bố sai lệch: Các tuyên bố như “Sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe” hoặc “Không gây dị ứng” chỉ được chấp nhận nếu có cơ sở khoa học rõ ràng.
    [​IMG]
    2.5. Các quy định khác liên quan đến ghi nhãn hữu cơ Châu Âu
    • Kích thước chữ: Theo EC No 1169/2011 yêu cầu cỡ chữ trên nhãn ít nhất là 1,2mm để đảm bảo người tiêu dùng dễ dàng đọc được.
    • Vị trí nhãn: Nhãn phải được dán ở vị trí không bị che khuất và dễ dàng nhận thấy. Thường là mặt trước hoặc mặt sau của bao bì.
    • Chất liệu nhãn: Nhãn phải được làm từ chất liệu thân thiện với môi trường và không gây ô nhiễm sản phẩm. Tuân thủ nguyên tắc bền vững của nông nghiệp hữu cơ.
    4. Những sai sót thường gặp và cách khắc phục trong ghi nhãn hữu cơ Châu Âu
    4.1. Sai sót phổ biến
    [​IMG]
    Vài sai sót mà doanh nghiệp thường gặp khi ghi nhãn hữu cơ Châu Âu
    • Quên gắn logo hữu cơ EU: Nhiều doanh nghiệp nhỏ bỏ qua việc này, dẫn đến mất quyền lợi khi đã đạt chứng nhận hữu cơ EU.
    • Thông tin không đầy đủ: Thiếu thành phần, nơi sản xuất hoặc mã chứng nhận hữu cơ,…
    • Ngôn ngữ không phù hợp: Nhãn không được dịch sang ngôn ngữ chính thức của quốc gia bán sản phẩm.
    Với những sai sót này, sản phẩm sẽ rất dễ bị từ chối khi nhập khẩu vào thị trường Châu Âu. Dễ đối mặt với nguy cơ bị cấm hoạt động, tước quyền sử dụng logo hữu cơ EU. Từ đó dẫn đến mất niềm tin với đối tác và nguời tiêu dùng.

    4.2. Cách khắc phục
    • Kiểm tra định kỳ: Doanh nghiệp nên kiểm tra lại nhãn trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
    • Đào tạo nhân sự: Đảm bảo nhân viên hiểu rõ các quy định để tránh sai sót không đáng có.
    • Hợp tác với đơn vị tư vấn: Nhờ các chuyên gia hoặc tổ chức chứng nhận hỗ trợ trong việc thiết kế và kiểm duyệt nhãn.
    Dưới đây là một vài tài liệu về ghi nhãn hữu cơ Châu Âu. UCC Việt Nam hi vọng được đồng hành cùng các doanh nghiệp trong hành trình đưa sản phẩm đến thị trường Châu Âu đầy tiềm năng. Nếu có thắc mắc gì về ghi nhãn sản phẩm, chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình hay lựa chọn chứng nhận Organic phù hợp. Doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

    [​IMG]

    Kết luận
    Ghi nhãn hữu cơ Châu Âu không chỉ là một yêu cầu pháp lý. Đó còn là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng lòng tin và nâng cao giá trị thương hiệu. Việc tuân thủ đầy đủ các quy định, từ sử dụng logo đến việc lựa chọn ngôn ngữ. Giúp sản phẩm hữu cơ không chỉ chinh phục thị trường EU mà còn khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.

    Nếu bạn đang kinh doanh sản phẩm hữu cơ và cần hỗ trợ về ghi nhãn, hãy liên hệ với UCC Việt Nam. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong hành trình ghi nhãn Đúng- Đủ- Đẹp. Sự chuyên nghiệp trong từng chi tiết nhỏ sẽ mang lại thành công bền vững cho doanh nghiệp.

    Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua:

    Hotline 036 7908639 email [email protected] để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!

    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận hữu cơ Châu Âu- Lợi ích và quy trình đăng ký
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này