Dịch vụ Hồ sơ tự công bố sản phẩm cần những gì?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi uccvietnam, 14/8/24.

  1. uccvietnam

    uccvietnam New Member

    Tham gia ngày:
    5/7/24
    Bài viết:
    22
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc tự công bố sản phẩm là một bước quan trọng. Để đảm bảo sản phẩm của bạn được phép lưu hành một cách hợp pháp. Vậy, tự công bố sản phẩm có lợi ích gì và hồ sơ tự công bố cần những gì? Cùng UCC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

    1.Tự công bố sản phẩm là gì?
    Tự công bố sản phẩm là quy trình doanh nghiệp thực hiện để thông báo với cơ quan nhà nước. Cho thấy sản phẩm của họ đáp ứng yêu cầu về các tiêu chuẩn trước khi đưa ra thị trường. Mọi thông tin về sản phẩm, hàng hóa sẽ được đăng tải lên Cổng thông tin của Bộ y tế hoặc Cổng thông tin của Bộ Công Thương.
    [​IMG]
    Tự công bố sản phẩm
    Tự công bố sản phẩm không phải việc nhận được giấy phép hay chứng nhận từ cơ quan nhà nước. Đó là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp. Đảm bảo được rằng sản phẩm của mình phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

    2.Quy định chung của Nhà Nước về tự công bố sản phẩm
    Theo quy định của pháp luật, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố:

    • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn.
    • Phụ gia thực phẩm.
    • Chất hỗ trợ chế biến dùng trong thực phẩm.
    • Dụng cụ chứa/ đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
    Nghị định này yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện việc lập hồ sơ tự công bố sản phẩm qua các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Y tế, Bộ Công Thương hoặc các cơ quan khác tùy thuộc vào loại sản phẩm cụ thể. Trừ các sản phẩm đã được quy định tại khoản 2 Điều 4 và Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

    Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng cho việc sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Hoặc chỉ phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân. Không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam được miễn thủ tục tự công bố sản phẩm.

    3.Lợi ích của việc tự công bố sản phẩm
    [​IMG]
    Lợi ích của việc tự công bố sản phẩm
    Việc tự công bố sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

    • Đảm Bảo Tuân Thủ Pháp Luật: Tự công bố sản phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu pháp lý. Từ đó tránh được các rủi ro pháp lý và hình phạt từ cơ quan quản lý.
    • Tạo Lòng Tin Với Khách Hàng: Một sản phẩm đã được tự công bố cho thấy doanh nghiệp cam kết về chất lượng và an toàn của sản phẩm. Từ đó tạo dựng lòng tin với khách hàng và nâng cao uy tín thương hiệu.
    • Thúc Đẩy Kinh Doanh: Việc công bố sản phẩm giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng mới. Đồng thời dễ dàng trong việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài nếu có nhu cầu.
    • Tiết Kiệm Thời Gian Và Chi Phí: So với việc xin cấp giấy phép hoặc chứng nhận từ cơ quan nhà nước. Quy trình làm hồ sơ tự công bố thường tốn ít thời gian cũng như chi phí hơn.
    4.Đăng kí hồ sơ tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu
    1./ Bản công bố sản phẩm quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm Nghị định. Số lượng: 01 – Bản chính.

    [​IMG]
    Bản tự công bố sản phẩm


    2./ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất xứ/ xuất khẩu cấp. Có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất /xuất khẩu. Số lượng: 01 – Bản chính.

    3./ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong vòng 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm đã được công nhận phù hợp ISO 17025. Gồm: các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp theo quy định quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế. Số lượng: 01 – Bản chính/bản sao chứng thực.

    4./ Mẫu nhãn sản phẩm: đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến.
    [​IMG]
    5.Đăng kí hồ sơ tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm trong nước
    1./ Bản công bố sản phẩm quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm Nghị định. Số lượng: 01 – Bản chính.

    2./ Phiếu kiểm định kết quả an toàn thực phẩm của sản phẩm trong vòng 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Được cấp bởi phòng kiểm nghiệm đã được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025. Gồm: các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành tuân theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp so với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế. Số lượng: 01 – Bản chính/bản sao chứng thực.

    3./ Giấy chứng nhận cơ sở đã đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nếu cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Số lượng: 01 – Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân.

    4./ Mẫu nhãn sản phẩm: đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến. Số lượng: 01
    [​IMG]
    Mẫu nhãn sản phẩm
    6.Lời kết
    Tự công bố sản phẩm là một bước quan trọng. Đảm bảo sản phẩm của bạn được phép lưu hành trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu pháp lý. Hiểu rõ quy định, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ giúp doanh nghiệp thực hiện quy trình thuận lợi. Đảm bảo rằng sản phẩm của bạn không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng mà còn thể hiện sự cam kết về sự an toàn với khách hàng.

    Hy vọng bài viết này đã cung cấp thông tin hữu ích về hồ sơ tự công bố sản phẩm.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này