Linh tinh HIỆN TƯỢNG TÔM BỎ ĂN

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Thuỷ sản Hoa Sen, 14/1/25 lúc 15:28.

  1. Thuỷ sản Hoa Sen

    Thuỷ sản Hoa Sen New Member

    Tham gia ngày:
    3/1/25
    Bài viết:
    12
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nghề nghiệp:
    Chuyên gia về nông nghiệp, thủy sản
    Nơi ở:
    https://maps.app.goo.gl/1bUD8nR5qmtfovkc9
    Tôm có sức ăn tốt là một trong những dấu hiệu cho thấy chúng đang phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi tôm có biểu hiện ăn ít hoặc bỏ ăn. Đây thường là dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn. Nguyên nhân của vấn đề này là gì?
    Chất lượng nước môi trường ao nuôi kém
    Khi nước ao bị ô nhiễm do tích tụ chất thải, dư thừa thức ăn hoặc sự phát triển quá mức của tảo độc. Hàm lượng oxy hòa tan giảm mạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, g
    ây căng thẳng cho tôm. Đồng thời, sự xuất hiện của các khí độc như amoniac (NH3) và hydro sulfide (H2S) làm tổn thương đến mang và hệ tiêu hóa của tôm. Vô tình dẫn đến tình trạng chán ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn. Nếu không được cải thiện và khắc phục kịp thời. Môi trường nước kém chất lượng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát. Gây thiệt hại nghiêm trọng trong quá trình nuôi. Vì vậy, duy trì chất lượng nước ổn định thông qua việc kiểm soát các thông số như pH, oxy hòa tan và loại bỏ khí độc.

    Tôm là loài động vật biến nhiệt, rất dễ bị ảnh hưởng khi nhiệt độ thay đổi. Tôm thẻ chân trắng phát triển tốt ở nhiệt độ khoảng 25 - 30°C. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới 25°C, tốc độ trao đổi chất của tôm chậm lại. Dẫn đến sức ăn giảm khoảng 30 – 40%. Đặc biệt, khi nhiệt độ giảm sâu dưới 20°C, tôm gần như ngừng ăn hoàn toàn. Điều này không chỉ làm chậm quá trình tăng trưởng mà còn khiến tôm dễ bị căng thẳng và suy yếu, làm tăng nguy cơ rớt đáy. Để khắc phục, người nuôi cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên. Áp dụng các biện pháp giữ ấm cho ao nuôi, như sử dụng bạt che hoặc điều chỉnh mực nước phù hợp.

    Tôm nhiễm bệnh
    • Bệnh đốm trắng (WSSV): Virus White Spot Syndrome Virus gây ra bệnh đốm trắng. Khiến tôm chịu stress nghiêm trọng, giảm khả năng bắt mồi và sức ăn. Tôm bị nhiễm bệnh thường chậm phát triển và có tỷ lệ chết cao nếu không được xử lý kịp thời.
    • Hoại tử gan tụy cấp (EMS): Tôm mắc EMS thường có dấu hiệu giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn. Dẫn đến suy kiệt nhanh chóng và tỷ lệ chết cao. Bệnh này gây tổn thương nghiêm trọng đến gan tụy, cơ quan quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
    • Nhiễm khuẩn Vibrio: Các loài vi khuẩn Vibrio gây nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Làm tôm suy giảm khả năng tăng trưởng và ăn uống. Nếu không kiểm soát, bệnh có thể lây lan nhanh, ảnh hưởng lớn đến năng suất.
    Thức ăn kém chất lượng
    Thức ăn bị mốc hoặc hết hạn: Thức ăn hư hỏng không chỉ mất giá trị dinh dưỡng mà còn có nguy cơ chứa độc tố như aflatoxin từ nấm mốc. Gây tổn thương hệ tiêu hóa của tôm. Khi tiêu thụ loại thức ăn này, tôm không thể tiêu hóa tốt. Dẫn đến tình trạng chán ăn hoặc bỏ ăn. Làm chậm quá trình tăng trưởng và tăng nguy cơ mắc bệnh.
    Không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng: Nếu thức ăn không cung cấp đầy đủ các chất cần thiết như protein, khoáng chất và vitamin. Tôm sẽ không có đủ năng lượng để phát triển và chống chọi với tác nhân gây bệnh. Sự thiếu hụt dinh dưỡng khiến tôm ăn ít hơn và giảm khả năng sinh trưởng. Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng thu hoạch.
    >>CHI TIẾT TẠI: https://tapdoannongnghiephoasen.com/tom-bo-an/
    Chi tiết liên hệ
    Quý bà con có thể mua trực tiếp sản phẩm tại Website công ty Thuỷ sản Hoa Sen hoặc liên hệ qua Hotline dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.
    Thuỷ sản Hoa Sen
    • Website: https://tapdoannongnghiephoasen.com/
    • Địa chỉ: Số 16A, đường 16, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
    • Hotline: 1900 0304 | 0388 598 019.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này