Giá trị cảm nhận bắt đầu được chú trọng nghiên cứu từ cuối thế kỷ 20 và được biết đến như một yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp vì nó là một trong hai khía cạnh tạo nên giá trị thương hiệu và nó thể hiện sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm (dịch vụ). Các nhà nghiên cứu đã dùng rất nhiều thuật ngữ khác nhau để định nghĩa “giá trị cảm nhận” của khách hàng. Chẳng hạn như:giá trị cảm nhận (perceived value), giá trị của khách hàng (customer value), giá trị chokhách hàng (value for the customer), giá trị cảm nhận của khách hàng (customerperceived value), giá trị khách hàng cảm nhận (perceived customer value), giá trị của người tiêu dùng (consumer value), giá trị tiêu dùng (comsumption value)…Thuật ngữthường dùng trong khá nhiều nghiên cứu là giá trị cảm nhận (perceived value) hay giátrị cảm nhận của khách hàng (customer perceived value).