An toàn thực phẩm là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Đối với các hộ kinh doanh thực phẩm, việc đảm bảo an toàn vệ sinh là điều kiện tiên quyết để tạo dựng uy tín, niềm tin với người tiêu dùng và phát triển bền vững. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm chính là "tấm vé thông hành" giúp hộ kinh doanh khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh Quy trình xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP, bao gồm các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bao gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu số 01 Phụ lục I tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP). Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bước 2: Nộp hồ sơ Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi cơ sở hoạt động. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Bước 3: Kiểm tra và kết quả Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra thực tế điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh. Nếu đủ điều kiện, cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không đủ điều kiện, cơ quan sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Để được cấp giấy chứng nhận, hộ kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau: Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thức ăn: Bố trí bếp ăn đảm bảo không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến. Đảm bảo nguồn nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ chế biến, kinh doanh. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh. Cống rãnh thông thoát, không ứ đọng. Nhà ăn thoáng mát, đủ ánh sáng, sạch sẽ, có biện pháp ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, khu vực rửa tay. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm. Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Có địa điểm, diện tích thích hợp, cách xa nguồn gây độc hại, ô nhiễm. Có đủ nước sạch đạt quy chuẩn. Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển thực phẩm; có thiết bị rửa, khử trùng, phòng chống côn trùng. Có hệ thống xử lý chất thải theo quy định. Duy trì điều kiện an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc thực phẩm. Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện quan trọng đối với hộ kinh doanh thực phẩm. Long Phan PMT với đội ngũ chuyên gia am hiểu pháp luật và giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn hoàn thiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận một cách nhanh chóng và hiệu quả. Liên hệ ngay hotline 1900636387 để được tư vấn chi tiết.