Giải pháp chống thấm tối ưu cho trần bê tông Trần nhà bê tông ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng khắp các công trình kiến trúc bởi những ưu điểm như kết cấu bền vững chắc chắn, chi phí hoàn thiện phải chăng và có vẻ đẹp mộc mạc, nổi bật, đặc biết khi kết hợp với máy mài nền bê tông. Việc thi công chống thấm đúng quy trình, đúng kỹ thuật cũng là yếu tố quan trọng quyết định trần nhà bê tông sau này có bị thấm dột, rạn nứt hay không. Vật liệu bê tông không chỉ tồn tại ở các bộ phận kiến trúc mà còn tham gia vào nội thất như các dạng bàn – ghế, quầy, giá, kệ… với vai trò là vật liệu kiến trúc, vật liệu trang trí. Trần nhà bê tông gồm hỗn hợp vữa xi măng với đá hoặc sỏi kết hợp với thép đặt bên trong để tăng sức chịu lực cho ngôi nhà. Với việc sử dụng bê tông cốt thép vào trần nhà bê tông, những tòa nhà vươn cao hơn, những bức tường, cây cột nhỏ lại và hình thức kiến trúc trở nên phong phú đa dạng hơn. Bê tông cốt thép được sử dụng trong quá trình tạo hình đa dạng và biến hóa. Nguyên liệu tạo nên bê tông cốt thép có nhiều và dễ khai thác, chế biến trong tự nhiên (cát, sỏi, đá, xi măng, thép) nên giá thành của bê tông cốt thép tương đối rẻ, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều địa bàn, địa hình với nhiều loại công trình khác nhau. Bởi vậy, chống thấm trần nhà bê tông sẽ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sử dụng ngôi nhà ở dân dụng như các mẫu nhà phố, mẫu biệt thự đẹp hiện nay! Chống thấm trần nhà bê tông Trần nhà bê tông cần được chống thấm để đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng lâu dài Trần nhà bê tông có nét đẹp riêng bởi sự thô ráp và màu sắc đơn giản, đặc trưng là màu xám xi măng. Bên cạnh việc sử dụng chất liệu thực, không bị che giấu… phù hợp với quan điểm của một số trường phái kiến trúc. Tuy nhiên, để tạo nên bề mặt bê tông trần đẹp là không hề dễ khi trong quá trình thi công đòi hỏi chất lượng bê tông chuẩn, cùng tay nghề thợ chuyên nghiệp. Tất cả các hệ thống kỹ thuật đi ngầm nằm trong bê tông phải được lắp đặt, đấu nối chuẩn xác trước khi tiến hành thi công đổ bê tông vào khuôn. Chống thấm trần nhà bê tông Những cách chống thấm trần nhà bê tông sao cho hiệu quả Bên cạnh đó, nếu sử dụng bê tông trần thì quy trình thi công, cấu tạo các cấu kiện kiến trúc khác cũng phải tuân thủ theo hợp lý, như cửa, lan can, mái… Nhưng thực sự đang có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều loại vật liệu này, nó sẽ đem lại sự đa dạng trong các công trình kiến trúc và góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật trong cả thiết kế lẫn thi công. Khi nào cần chống thấm trần nhà bê tông? Bê tông là vật liệu thường thấy và cần thiết cho mỗi ngôi nhà, nhưng trong quá trình sử dụng trần nhà bê tông cần được chống thấm hợp lí. Khi sân thượng bị đọng nước lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng thấm ẩm, rò rỉ nước vào nhà. Sau đó, trần nhà sẽ xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, bị ngả màu, ố vàng hoặc một số nơi đọng nước nhỏ giọt làm hỏng trần nhà. Đó chính là lúc chúng ta cần chống thấm trần nhà bê tông. Chống thấm trần nhà bê tông Nhà dột, cần chống thấm trần nhà bê tông Tuy nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đừng để đến lúc trần nhà đã bị thấm dột rồi mới cuống quýt với các biện pháp xử lý chống thấm. Bạn cần tìm đến các đơn vị thi công chống thấm, hoặc xử lý đồng thời các biện pháp chống thấm trong và ngay sau khi xây dựng hoàn thiện ngôi nhà để hạn chế tối đa các hiện tượng thấm, dột sau khi hoàn thiện ngôi nhà. Vì sao cần chống thấm trần nhà bê tông? Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trần nhà bê tông bị rò rỉ, bong tróc. Tuy nhiên, chúng ta có thể kể đến các lí do cần chống thấm trần nhà bê tông như sau: – Do vật liệu, chất liệu xây dựng không tốt dẫn tới khi mưa, sàn nhà dễ bị nứt gãy, rạn nứt chân chim. Sau một vài năm sử dụng trần nhà bê tông sẽ có hiện tượng nứt sàn mái bê tông do co ngót bê tông, do sự chênh lệch nhiệt độ nắng mưa đột ngột, mùa hè nở ra, mùa đông co lại hay còn gọi là hiện tượng “Sốc nhiệt của bê tông”. Cách chống thấm trần nhà bê tông Hướng dẫn các cách chống thấm trần nhà bê tông mang lại hiệu quả sử dụng tối ưu nhất – Do sự thay đổi trong cấu trúc của các vật liệu bao quanh sàn mái dẫn đến hiện tượng tách lớp gây thấm. Nứt trần nhà bê tông do kết cấu lún, thép đan sàn bê tông mái không đạt yêu cầu, mác bê tông kém chất lượng. – Nhà được chống thấm nhưng vẫn rò rì, rạn nứt bởi: chất chống thấm không tốt, không đạt đảm bảo chất lượng nên khi chịu tác động của thời tiết không có khả năng biến đổi trong môi trường. Cách chống thấm trần nhà bê tông Hiện tượng nhà nứt, rò rỉ nước cần chống thấm trần nhà bê tông – Không thử nước trước khi lát gạch tàu. – Hệ thống thoát nước của sân thượng kém, bị đọng nước, thiết kế sân thượng không phù hợp cho việc sửa chữa. Đổ nối sàn bê tông mới vào sàn bê tông cũ, vị trí thấm là khe nối giữa sàn cũ và sàn mới (khe nối bê tông). Trên đây là các nguyên nhân chính dẫn đến việc chống thấm trần nhà bê tông là cần thiết. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác dẫn đến việc thấm trần nhà bê tông như việc tự ý thay đổi kết cấu nhà, cải tạo nhà mà không hỏi ý kiến thiết kế, thi công. Công trình trải qua thời gian dài thường dẫn tới tình trạng thấm dột ở nhiều khu vực phải tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Đặc biệt là trần nhà, nếu bị thấm dột sẽ gây ảnh hưởng mạnh tới toàn bộ ngôi nhà như xuất hiện ố mốc, phá hủy kết cấu bê tông, ảnh hưởng tới sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng con người…. Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu nấm mốc, thấm dột, chúng ta cần thực hiện chống thấm trần nhà ngay. Bởi khi mái nhà bị thấm dột sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả ngôi nhà cũng như có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của gia đình.