Nếu có thói quen hỏi mật khẩu (pass) Wi-Fi khi ra ngoài, chiến dịch marketing mới của Viettel sẽ giúp bạn điều chỉnh điều này một cách nhẹ nhàng. Trước khi chiến dịch “Thời công nghệ số, đừng cố hỏi pass Wi-Fi” của Viettel triển khai, gói cước tốc độ cao ST15K, ST30K… đã phổ biến trên thị trường với hơn nửa triệu người dùng đăng ký mới mỗi ngày. Tuy nhiên, với tham vọng vượt xa hơn danh hiệu “gói cước quốc dân”, nhà mạng này tiếp tục thực hiện chiến dịch quảng bá với ý tưởng khác biệt, nhắm vào thói quen hỏi mật khẩu Wi-Fi của hàng triệu người Việt Nam.sửa máy tính tận nơi quận nhà bè Tại Việt Nam, Wi-Fi gần như có ở mọi nơi. Cũng vì thế, hàng triệu người Việt muốn dùng Internet trên smartphone khi rời nhà hoặc văn phòng đều có thói quen hỏi: “Pass Wi-Fi ở đây là gì?”. Thực tế này cho thấy một bộ phận người dùng Việt Nam đang dựa quá nhiều vào Wi-Fi. Tuy nhiên, thay vì bị động hay phụ thuộc vào nguồn cấp Wi-Fi, người dùng có thể sử dụng mạng tốc độ cao trên smartphone với các gói cước mobile Internet do đơn vị viễn thông cung cấp. Đơn cử như với gói cước data (3G/4G) giá rẻ từ Viettel, chỉ với số tiền tương đương một ly trà đá (5.000 đồng), người dùng đã có thể thoải mái sử dụng Internet tốc độ cao. Việc hỏi mật khẩu Wi-Fi lúc này không còn cần thiết. Chưa kể, ngoài mất thời gian hỏi mật khẩu, cài đặt, Wi-Fi thường chia sẻ cho nhiều người nên tốc độ chậm, độ bảo mật không cao, việc sử dụng các gói cước Internet từ nhà mạng có thể là một giải pháp đáng cân nhắc. Hiểu rõ thực tế này, Viettel triển khai chiến dịch marketing với thông điệp: Không cần hỏi pass Wi-Fi khắp nơi vì đã có gói cước data tốc độ cao của Viettel tiện lợi, giá rẻ. Trong chiến dịch này, gói cước ST15K là sản phẩm được chọn để giới thiệu. Theo nghiên cứu của Viettel, nhóm khách hàng thường xuyên sử dụng Internet trên smartphone là công dân số đích thực với nhu cầu kết nối mọi lúc mọi nơi. Thói quen hỏi mật khẩu Wi-Fi khiến nhu cầu kết nối của họ bị gián đoạn tại nhiều thời điểm. Chiến dịch “Thời công nghệ số, đừng cố hỏi pass Wi-Fi” ra đời hướng đến thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng Wi-Fi bấy lâu của phần lớn người Việt. Dù sở hữu nửa triệu người đăng ký mới mỗi ngày, gói cước tốc độ cao của Viettel hiện chỉ phổ biến với nhóm khách hàng trong độ tuổi 18-25. Trong khi đó, nhóm từ 25 đến 40 tuổi chưa sử dụng nhiều và còn tiềm năng lớn. Với hơn 80.000 trạm thu phát sóng 3G/4G phủ rộng các xã, huyện đảo trên cả nước, đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông Viettel có hạ tầng mạng lưới lớn, vượt xa nhiều nhà mạng. Đồng thời, tập đoàn này được đánh giá cung cấp dịch vụ data tốc độ cao, vùng phủ rộng và chất lượng ổn định nhất Việt Nam trong nhiều năm, theo báo cáo của SpeedTest, OpenSignal và IDG. Trước khi thực hiện chiến dịch, Viettel khảo sát sở thích nghe, nhìn của người dùng. Theo đó, nhóm khách hàng 18-25 tuổi thích xem clip thịnh hành trên mạng xã hội với nội dung kích thích trí tò mò, nhân vật cá tính, không rập khuôn. Trong khi đó, nhóm 25-40 tuổi thích hợp với phim quảng cáo phát trên truyền hình (TVC). Nhóm này chuộng nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, phong cách hài hước, vui nhộn và không quan tâm nhiều đến người nổi tiếng. Vì vậy, chiến lược truyền tải thông điệp được quyết định theo 2 nhóm. Đầu tiên, hướng “kể chuyện” cho người dùng trẻ, dùng digital video nội dung hài hước, độc đáo và thử thách trí tưởng tượng. Chủ đề dành cho nhóm này là câu chuyện liên quan đến tình cảm, giải trí đang thịnh hành, diễn viên cá tính, sở hữu màu sắc khác biệt. Với nhóm 25-40 tuổi, Viettel dùng TVC nội dung gần gũi, dễ hiễu và dễ nhớ. Chủ đề xoay quanh tình huống quen thuộc. Qua đó, truyền tải thông điệp ngắn gọn, súc tính và đi thẳng vào vấn đề. Đặc biệt, clip và TVC của Viettel hướng đến bao phủ đa dạng đối tượng ở các vùng miền. Đối với TVC, chiến dịch “Thời công nghệ số, đừng cố hỏi pass Wi-Fi” có 2 phiên bản dành cho người dùng phía bắc với hình ảnh doanh nhân trong nhà hàng sang trọng và người dùng phía nam qua các bạn trẻ trong quán bar… Viettel lặp lại điều này trong các clip viral nhưng với các kịch bản hài hước hoặc đậm chất văn học. Đơn cử, hình ảnh chị Dậu và Cai Lệ trong clip của 1977 Vlog hướng vào cư dân mạng miền Bắc với câu chuyện mang ý nghĩa văn học sâu cay, hình ảnh đen trắng. Trong khi đó, Huỳnh Lập với Parody Em không sai, chứ ai sai dành cho cư dân mạng phía nam; Cua Mề tái hiện câu chuyện “Con nhà người ta” thiết kế dành riêng cho khách hàng trẻ… Bên cạnh KOLs phù hợp, chiến lược tiếp cận người dùng đúng xu hướng 4.0 với nội dung bắt trend, sáng tạo, hài hước giúp chiến dịch nhanh chóng tạo sức hút và ghi nhận hiệu quả bất ngờ. Cả 3 clip của Viettel đều vào top trending trên trang web chia sẻ video cùng thời điểm, hơn 20 triệu lượt xem và tương tác, cùng sự quan tâm lớn từ kênh truyền thông khác, là kết quả hiếm có với clip quảng cáo không sử dụng nghệ sĩ nổi tiếng. Đặc biệt, 3 KOLs nằm trong danh sách hiện tượng mạng của giải thưởng nổi tiếng cho những người truyền cảm hứng đến cộng đồng năm 2019. Video: Chiến dịch marketing 'đừng cố hỏi pass Wi-Fi' của Viettel Nếu có thói quen hỏi mật khẩu (pass) Wi-Fi khi ra ngoài, chiến dịch marketing mới của Viettel sẽ giúp bạn điều chỉnh điều này một cách nhẹ nhàng. Không có thước đo chính xác về độ lan tỏa thông điệp của clip trên mạng, song có thể thấy người xem vẫn dễ dàng cảm nhận ý tứ nhà mạng này gửi gắm qua các TVC hài hước trong chiến dịch. Với clip phiên bản miền Nam, nhóm thanh niên xuất hiện đầu tiên trong quán bar ở TP.HCM và đùn đẩy cho một người ra nói chuyện với cô phục vụ gợi cảm. Tưởng chừng là màn làm quen, xin số điện thoại như thường lệ, chàng trai gây bất ngờ khi chỉ muốn xin mật khẩu Wi-Fi. Trong khi đó, phiên bản miền Bắc diễn ra ở bối cảnh nhà hàng sang trọng với nhân vật chính là khách VIP. Từ quản lý nhà hàng đến đầu bếp đều nín thở chờ vị khách vẻ mặt nghiêm trọng lật thực đơn và không chọn được món nào. Cuối cùng, điều ông tìm kiếm lại là: “Pass Wi-Fi ở trang nào?”. Trên mạng xã hội, nhiều người dùng để lại bình luận thú vị như “Dù biết quảng cáo, tôi vẫn xem đi xem lại nhiều lần vì độ hài hước”, “Quảng cáo nào cũng vậy thì khi xem trên TV sẽ không chán”… Trước đây, việc hỏi mật khẩu Wi-Fi là điều tự nhiên. Hiện tại, khi biết về những gói cước data ngắn ngày giá rẻ, tiện lợi, mật khẩu Wi-Fi không còn quá cần thiết. Cái kết tiếp theo được nhà mạng hướng đến là hoàn thành mục tiêu tăng trưởng mới, người dùng 4G mạnh hơn năm 2019.