Y Tế Ghép xương Implant là gì?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi nhakhoawestway, 24/8/21.

  1. nhakhoawestway

    nhakhoawestway New Member

    Tham gia ngày:
    1/5/21
    Bài viết:
    17
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    CEO
    Nơi ở:
    Hà Đô Centrosa, Số 3 Đường số 5, P.12, Q.10
    Ghép xương là một kỹ thuật khá phổ biến khi cấy Implant. Nhưng bản thân 2 chữ “ghép xương” đôi khi lại gây lo sợ với đa số bệnh nhân vì sợ đau, sưng, thậm chí là giảm tuổi thọ. Vậy ghép xương Implant là gì? Khi nào cần cấy ghép Implant? Quy trình như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau để biết thêm thông tin về kỹ thuật này nhé!

    1. Ghép xương Implant là gì?
    [​IMG]

    Ghép xương Implant là một thủ thuật rất thường gặp khi điều trị nha chu hoặc cấy implant. Phẫu thuật ghép xương tự thân là cách để gia tăng mật độ của xương hàm, giúp cho trụ Implant tích hợp một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. Khi vật liệu ghép xương nhân tạo được đưa vào cơ thể, nó tạo ra một lớp cấu trúc khung nâng đỡ giúp xương tự thân “phát triển” vào vùng này, sau đó xương tự thân sẽ thay thế toàn bộ khối xương nhân tạo bằng chính xương của cơ thể mình.

    Vì vậy, trong ghép xương để trồng Implant, vật liệu ghép sẽ không tồn tại mãi mãi trong cơ thể bạn mà sau một thời gian, xương nhân tạo này bị tiêu hoàn toàn và thay vào đó là xương của chính cơ thể chúng ta.

    2. Ưu, nhược điểm của ghép xương
    Tình trạng tiêu xương hàm của bệnh nhân ít hay nhiều thì sẽ cần lượng xương cấy ghép tương ứng. Phương pháp ghép xương mang đến một số đặc điểm sau:

    Ưu điểm:

    • Giúp tăng thể tích xương hàm, hỗ trợ răng Implant có thể tích hợp cứng chắc với xương, khôi phục khả năng ăn nhai cho người mất răng lâu năm.
    • Ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm nhờ vào lực nhai tác động đến xương hàm, kích thích sản sinh lượng xương mới.
    Nhược điểm:

    • Khu vực nướu, nơi được cấy xương vào sẽ có màu khác với màu nướu thật, làm giảm đi tính thẩm mỹ.
    • Tuy xương được ghép vào khá an toàn với cơ thể và có độ tương thích tốt, nhưng độ cứng của chúng sẽ không bì được như với xương thật.
    3. Tác dụng khi ghép xương Implant là gì?
    Nếu chất lượng xương kém mà không thực hiện cấy ghép xương hàm thì ca phẫu thuật cấy Implant có tỷ lệ thất bại rất cao. Sau 1 – 2 năm, chân răng Implant sẽ bị đào thải, thậm chí chỉ sau vài tháng trụ Implant sẽ không còn giữ được nữa và bắt buộc phải cấy một trụ Implant khác.

    [​IMG]

    Thế nên, trừ việc bạn có xương hàm tốt, ghép xương hàm trồng Implant là điều vô cùng cần thiết trước khi thực hiện cắm trụ Implant. Xương ghép thường có 2 chức năng chính: hướng dẫn tạo xương và kích thích tạo xương. Nó đóng vai trò bộ khung, kích thích và hướng dẫn xương thật của chúng ta “mọc” vào đúng vị trí, từ đó xương ghép sẽ từ từ tiêu đi.

    4. Khi nào cần phải ghép xương?
    Ghép xương răng được thực hiện khi xương hàm của bệnh nhân không đủ số lượng, mật độ, thể tích… hoặc các điều kiện khác đảm bảo để trụ Implant có thể đứng vững. Cụ thể các trường hợp sau sẽ phải thực hiện ghép xương răng:

    • Xương ổ răng bị tiêu do mất răng lâu năm: Xương ổ răng đóng vai trò nâng đỡ và bao bọc chân răng. Khi tiêu xương, ổ răng bị thu hẹp cả chiều ngang lẫn chiều cao. Do đó, cấy ghép trụ Implant vào sẽ không còn chỗ đứng.
    • Mang hàm giả lâu năm làm cho xương hàm bị thiếu hụt và bị tiêu
    • Xương hàm bị di chứng hoặc chấn thương từ việc phẫu thuật răng hàm mặt từ trước làm biến đổi thể tích và cấu trúc xương hàm của răng.
    • Xương hàm quá mỏng, mềm hoặc yếu: Vấn đề này thường do bẩm sinh, nên nếu muốn cấy trụ Implant trong trường hợp này phải cấy ghép xương răng để tăng mật độ xương.
    • Do các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy… làm ảnh hưởng đến chất lượng xương răng. Xương yếu đi hoặc không đủ diện tích để cấy ghép Implant.
    Xem thêm: https://westwaydental.vn/ghep-xuong-implant-la-gi/
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này