Gấc còn được xem như quả đến từ thiên đường “Giấc mơ gấc Việt” được đánh giá có khả năng “cất cánh” tới các thị trường lớn trên thế giới và đóng góp đáng kể vào nhóm các thương hiệu nông sản tiêu biểu của hạt điều rang muối Việt Nam. Tuy nhiên, thương hiệu gấc Việt đang đối mặt với nguy cơ có sự lưu hành nhiều sản phẩm làm giả, làm nhái gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín thương hiệu và giá trị kinh tế của các nhà sản xuất chân chính. Đây cũng là chủ đề chính của cuộc tọa đàm “Tiềm năng phát triển các sản phẩm từ gấc trước vấn nạn vi phạm nhãn mác hàng hóa” do Thời Báo Kinh tế Việt Nam tổ chức gần đây 23/11/2018. Bác sĩ Nguyễn Công Suất, Giám đốc Công ty VNPOFOOD cho biết: "Gấc là trái cây phổ biến và bình dân ở Việt Nam, nhưng được thế giới gọi là loại “quả đến từ thiên đường” (fruit from heaven), có Beta Caroten cao gấp 15 lần cà rốt và cao gấp 68 lần cà chua... Trước đây, gấc chỉ dùng để nấu xôi hay làm màu trong ẩm thực. Nhưng gần đây, một số nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, hợp chất của Beta Caroten, Lycopen, Vitamin E... trong dầu gấc có khả năng làm vô hiệu hóa nhiều chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú, chống ô-xy hóa, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch... Đặc biệt gần đây, trong một số nghiên cứu của Mỹ được công bố, các hợp chất trong dầu gấc có khả năng làm vô hiệu hóa tới 75% các chất gây ung thư, lại không hề có tác dụng phụ về thuốc." Gấc còn được xem như "quả đến từ thiên đường" vì giá trị dinh dưỡng cao Khai thác tiềm năng này, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư lớn cho dây chuyền sản xuất vào việc chiết xuất tinh chất và xuất khẩu cũng như cung cấp cho thị trường nội địa. Theo đó, trên các tỉnh thành từ bắc đến nam cũng đã có nhiều hộ nông dân giàu lên từ trồng gấc. Gấc cũng là loại cây rất dễ trồng, dễ sống, không sâu bệnh. Bà Hoàng Thị Lệ Hằng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam, Viện Khoa học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nhờ phát triển những vùng nguyên liệu trồng gấc tại Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tây Nguyên… lượng gấc xuất khẩu của nước ta liên tục tăng và hiện chưa có đối thủ. “Theo ghi nhận sơ bộ của chúng tôi, sản lượng gấc Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đạt bình quân 500 - 1.000 tấn/năm, vào Ấn Độ khoảng 11 ngàn tấn/năm, vào Nhật 4,2 triệu tấn/năm, vào Thái Lan khoảng 1 triệu tấn/năm, vào châu Âu khoảng trên 2 triệu tấn/năm...”. Bà Hằng cũng cho hay, tuy mới phát triển trên diện rộng và thu hoạch những vụ đầu nhưng năng suất gấc bình quân ở một số vùng nguyên liệu đã đạt khoảng 10 - 12 tấn/ha. Với mức giá thu mua trung bình từ 8.000 - 10.000 đồng/kg tùy loại, sau khi trừ đi chi phí sẽ có thu nhập vào khoảng 80 triệu đồng/ha. Nếu chăm sóc tốt, cây gấc có thể cho thu hoạch liên tục trong 5 - 10 năm với sản lượng 18 - 20 tấn/ha, khi đó thu nhập có thể lên tới 100 - 150 triệu đồng/ha/năm. Với tiềm năng này, các công ty cũng sẽ dễ tạo được vùng nguyên liệu qua việc liên kết với các hộ dân. Tiềm năng về thị trường xuất khẩu gấc còn rất lớn và Việt Nam vẫn đang chiếm nhiều ưu thế về chất lượng trái gấc và cả diện tích trồng nhờ lợi thế về thổ nhưỡng. Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu nguyên liệu gấc vẫn còn bỏ ngỏ do nhiều công ty gặp khó khăn trong việc thu mua gấc với số lượng lớn hoặc các vùng nguyên liệu chưa đáp ứng được những yêu cầu về quy trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ của các nước Mỹ, Nhật. Thực tế, diện tích trồng gấc hiện nay mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu nguyên liệu. Ông Nguyễn Công Suất cho biết: “Công ty chúng tôi sẵn sàng thu mua gấc với số lượng 5.000 tấn/năm. Song nguồn nguyên liệu hiện vẫn chưa đáp ứng được, vì thế ngoài các tỉnh miền bắc chúng tôi cũng đang nghiên cứu và mở rộng diện tích gấc vào các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Tôi cũng cho rằng, tiềm năng của cây gấc là rất lớn và còn nhiều cơ hội để phát triển”. Nhằm khai thác tiềm năng dồi dào của địa phương, tháng 10 vừa qua, Trung tâm Thông tin ứng dụng Khoa học Công nghệ Đắc Nông đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ đồng ý cho triển khai Dự án “ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống, trồng thương phẩm và tiêu thụ gấc lai bền vững tại tỉnh Đắc Nông”. Dự án hứa hẹn sẽ mang đến cho bà con tỉnh Đắc Nông loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao. Gấc Việt đang đứng trước nguy cơ bị mất thương hiệu Ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, thực trạng hàng giả hàng nhái và vi phạm sở hữu nhãn hiệu đang tiếp tục gia tăng và ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của Việt Nam. Việc nhãn mác của nhiều sản phẩm “tương tự” nhau gây nên sự nguy hại lớn trước hết cho người tiêu dùng, làm thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất chân chính tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Tại Việt Nam, thương hiệu VINAGA đã có mặt trên thị trường 18 năm, xuất hiện nhiều năm tại các nước phát triển như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức và mới nhất là Nhật Bản. Tuy nhiên, đến nay có tới hàng chục loại chế phẩm từ gấc “nhái”. Thương hiệu VINAGA đang bị làm nhái nhiều trên thị trường Chia sẻ thực tế ở doanh nghiệp mình, ông Nguyễn Công Suất, GĐ VNPOFOOD cho biết: “Họ làm hàng giả, nhái bằng cách thêm bớt chính tả vào tên gọi, nhưng vẫn giữ nguyên font chữ, màu sắc của bao bì giống với VINAGA gây nhầm lẫn với sản phẩm của chúng tôi và đánh lừa người tiêu dùng. Việc làm giả, làm nhái – đặc biệt là trong lĩnh vực thuốc, thực phẩm chức năng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe con người. Chúng tôi rất mong các cơ quan cấp phép cần xem xét tới vấn đề bảo hộ thương hiệu để làm sao thương hiệu chính thống có chỗ đứng, vì lợi ích chính đáng của người tiêu dùng”. Ông Nguyễn Công Suất trăn trở, nếu tệ nạn làm hàng nhái, hàng giả không được ngăn chặn sẽ ảnh hưởng đến quá trình hội nhập quốc tế và nguy hại hơn cả là hàng nhái, hàng giả ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng một cách ghê gớm, đôi khi là cả tính mạng và những hậu quả khó lường. Trong công nghệ sản xuất sản phẩm từ gấc, để có được những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, đòi hỏi sản phẩm chiết xuất từ gấc phải được ứng dụng phương pháp trích ly hiện đại để hạn chế thất thoát hàm lượng Beta Caroten và Lycopen. Trong đó, phương pháp trích ly mà thương hiệu dầu gấc Vinaga đang sử dụng đã đưa ra những thông số tối ưu, hiệu suất cao hơn so với các phương pháp trích ly khác khoảng 16%. Phương pháp trích ly này thu được hàm lượng Beta Caroten: 186 mg/100mL, Lycopene: 518 mg/100 mL, hiệu suất lên tới 86%. Như vậy, có thể thấy mặc dù sự đáp ứng về bổ sung chất dinh dưỡng có thể có hiệu quả căn cứ vào hàm lượng hoạt chất có trong mỗi chế phẩm đã được bán ra thị trường, nhưng chất lượng sản phẩm còn tùy thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất của mỗi công ty, nhà máy. Vấn đề này có ảnh hưởng đến kết quả sử dụng sản phẩm, do đó đòi hỏi người tiêu dùng phải tinh mắt khi nhìn bao bì nhãn mác, hiểu rõ khi đọc thông tin sản phẩm để có thể chọn đúng sản phẩm chính hãng và sử dụng hiệu quả. Thực tế hiện nay, những thế lực làm hàng giả, hàng nhái rất hiểu luật. Họ không làm sản phẩm giống y hệt vì sẽ bị xử phạt rất nặng, nhưng họ có thể lách luật bằng việc thay đổi cấu trúc nhãn hiệu để làm giả. Trong khi đó, chúng ta có đầy đủ các bộ luật, chính phủ cũng rất quyết tâm trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Có lẽ cái doanh nghiệp còn thiếu là thực tế thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Để chấm dứt tình trạng hàng nhái nhãn hiệu, theo ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng cục quản lý cạnh tranh, cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Vấn đề đầu tiên của cơ quan quản lý nhà nước là vấn đề nhận thức, các doanh nghiệp cũng phải nhận thức để xử lý được vấn đề này như thế nào, người tiêu dùng nhận thức được những tác hại khi dùng hàng giả hàng nhái. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, cần làm tốt công tác rà soát bổ sung cơ chế chính sách phòng chống hàng giả hàng nhái, luật pháp bảo vệ doanh nghiệp, người tiêu dùng. Chính phủ đã ban hành cơ chế phối hợp nhưng cần phải làm quyết liệt hơn nữa về phối hợp chuyên ngành. Tăng cường phối hợp cả trong chính sách, tuyên truyền và cả xử lý các vụ việc vi phạm. Đối với doanh nghiệp, cần phải làm tốt chiến lược đầu tư, cải tiến mẫu mã, giá cả phù hợp. Mỗi doanh nghiệp cần phải tự bảo vệ mình bằng cách đăng ký bảo hộ thương hiệu, tăng cường việc truyền thông tới người tiêu dùng những đặc điểm nhận biết của thương hiệu mình… Đồng thời, các doanh nghiệp cần sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng về vấn đề hàng giả hàng nhái để khi phát sinh là có thể xử lý kịp thời ngay. Theo đó, nhiều chuyên gia kiến nghị, về lâu dài, phải xây dựng tòa án xử những vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ. Về phía doanh nghiệp phải coi thương hiệu, nhãn hiệu là tài sản của chính mình. Thực tế, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có chương trình phát triển quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp từ 2016-2020. Trong chương trình này, các hiệp hội đóng vai trò cầu nối trong việc trợ giúp doanh nghiệp nâng cao kiến thức pháp luật, xây dựng thương hiệu.