Linh tinh Đốt chất thải, tạo ra năng lượng có phải là giải pháp hay?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi toilaaido, 6/11/19.

  1. toilaaido

    toilaaido Member

    Tham gia ngày:
    26/5/18
    Bài viết:
    489
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Đốt chất thải, tạo ra năng lượng có phải là giải pháp hay? Vừa qua, Công ty Fluid-Tech Australia đã làm việc với Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh nhằm xúc tiến các thủ tục đầu tư Dự án Xử lý chất thải kết hợp phát điện. Được biết, Dự án do Công ty Fluid-Tech Australia đề xuất là một dự án xây dựng nhà máy đốt chất thải công nghiệp, may bien tan gia re chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt (thành phần có thể cháy được loại ra từ công nghệ làm phân bón vi sinh) công suất 1.500 tấn/ngày (495.000 tấn/năm) nhằm bảo vệ môi trường kết hợp tạo ra năng lượng điện công suất 40 MWh tại TP. Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 108 triệu USD. Một phần rác thải sẽ được vận chuyển từ các bãi chôn lấp rác đã đóng cửa hoặc đang hoạt động, còn lại sẽ được vận chuyển từ các nhà máy sản xuất phân rác hữu cơ vi sinh (khi các dự án sản xuất phân vi sinh đi vào hoạt động). Công ty Môi trường Đô thị Thành phố có thể sẽ cung cấp đầy đủ nguồn rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt cho Dự án. [​IMG] Theo đó, rác thải được thu gom tập trung tại một hố có thể tích 1.125 m3. Rác thải được đưa vào lò đốt sơ cấp bằng hệ thống cần cẩu ngoạm 4 tấn. Toàn bộ khu vực bốc dỡ, nạp rác được bao che kín và giữ dưới áp suất âm để không cho mùi hôi phát tán vào không khí xung quanh. Cần cẩu ngoạm có thể di động và có nhiệm vụ đảo trộn rác thải trước khi đưa vào phễu tiếp nhận rác. Nhiệt được tận dụng để sấy rác nhằm giảm độ ẩm của rác ban đầu. Sau đó, rác thải được nạp vào buồng đốt sơ cấp, tại đây rác thải được đốt cháy liên tục trong 4 giờ. Nhiệt độ tại buồng đốt sơ cấp đạt 900 độ C. Lượng xỉ thải chiếm khoảng 5% khối lượng rác ban đầu được chuyển qua một máy nghiền, sau đó được làm nguội và đưa về kho chứa xỉ thải tập trung. Xỉ được sử dụng làm vật liệu xây dựng, phụ gia trong ngành sản xuất vật liệu nhẹ. Dòng khí nóng được đưa qua buồng đốt thứ cấp cho đến khi đạt nhiệt độ 1.200 độ C. Khí thải có chứa các chất ô nhiễm từ buồng đốt thứ cấp được cho qua hệ thống xử lý khí thải. Biện pháp xử lý khí thải gồm trung hòa khí axít bằng vôi, hấp thụ Dioxins/Furans bằng than hoạt tính, làm nguội khí thải và lọc bụi túi vải. Khí thải sau khi xử lý có thể đạt quy chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Dòng hơi nóng từ buồng thứ cấp được đưa qua hệ thống các lò hơi tạo ra hơi nước làm quay tua bin máy phát điện. Một phần hơi nước sẽ ngưng tụ để thu hồi nước mềm cấp cho lò hơi. Bộ phận phát điện bao gồm nồi hơi (tạo hơi nước với công suất 27kg/s ở áp suất 4.6MPa và 405 độC), ống dẫn hơi có áp suất cao, tua bin, máy phát điện, trạm biến thế điện và các thiết bị nối mạng đường dây điện. Công suất phát điện tổng cộng của 2 tổ máy là 40 MWh. Theo đánh giá của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sĩ - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường: Dự án đốt chất thải kết hợp xử lý môi trường và phát điện sẽ mang lại nhiều lợi ích cho TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, giải quyết triệt để chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế... bằng công nghệ thiết bị mới, hiện đại bằng 100% vốn nước ngoài; cung cấp nguồn điện giá phù hợp cho sản xuất và sinh hoạt; tạo công ăn việc làm cho trên 30 cán bộ, công nhân viên Việt Nam; chuyển giao công nghệ, đào tạo, huấn luyện cho cán bộ, công nhân viên Việt Nam quản lý, vận hành nhà máy (100% nhân sự Việt Nam sẽ điều hành nhà máy sau 3 năm).
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này