Bất Động Sản Điều kiện, chi phí mở xưởng sản xuất mỹ phẩm cập nhật năm 2024

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi GMPC Việt Nam, 10/6/24.

  1. GMPC Việt Nam

    GMPC Việt Nam Member

    Tham gia ngày:
    18/7/23
    Bài viết:
    43
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm làm đẹp chất lượng, an toàn và phù hợp với người Việt Nam đã mở ra cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên, để mở xưởng sản xuất mỹ phẩm đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm rõ các điều kiện và chi phí liên quan. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về điều kiện, chi phí mở xưởng sản xuất mỹ phẩm cập nhật năm 2024, giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt và thành công trong lĩnh vực đầy tiềm năng này.

    [​IMG]

    I. Những điều kiện trước khi mở xưởng sản xuất mỹ phẩm

    1. Điều kiện về nhân sự
    - Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải được thành lập hợp pháp có mã ngành sản xuất mỹ phẩm

    - Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc;

    - Cơ cấu tổ chức của một công ty sẽ có bộ phận sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm do những người khác nhau phụ trách; không ai chịu trách nhiệm trước ai.

    - Có bản mô tả công việc của các cá nhân;

    - Tất cả nhân sự tham gia vào các hoạt động sản xuất cần được đào tạo về thao tác sản xuất theo các nguyên tắc của GMP. Cần chú trọng trong đào tạo những nhân viên làm việc trong điều kiện tiếp xúc với nguyên vật liệu độc hại;

    - Hồ sơ về đào tạo cần được lưu giữ và có đánh giá chất lượng đào tạo theo định kỳ.

    2. Điều kiện về cơ sở vật chất

    Về nhà xưởng

    - Cơ sở sản xuất có địa điểm riêng biệt. Nếu cơ sở sản xuất chung với nơi ở thì phải đảm bảo khu vực sản xuất tách biệt với các khu vực sinh hoạt gia đình;

    - Nhà xưởng xây dựng cho sản xuất cần được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và bảo trì phù hợp:

    - Cần có phòng và dụng cụ cần thiết để thay đồ. Nhà vệ sinh cần cách biệt với khu sản xuất để tránh tạp nhiễm hoặc nhiễm chéo.

    - Vạch sơn, rèm nhựa và vách ngăn di động dưới dạng băng cuộn có thể được sử dụng để tránh tình trạng lẫn lộn.

    - Bề mặt tường và trần nhà phải nhẵn mịn và dễ bảo trì. Sàn nhà trong khu pha chế phải có bề mặt dễ lau chùi và làm vệ sinh.

    - Hệ thống thoát nước phải đủ lớn, có máng kín miệng và dòng chảy dễ dàng. Nếu có thể được, nên tránh dựng hệ thống cống rãnh mở, nhưng nếu trong trường hợp cần thiết thì phải đảm bảo dễ dàng cho việc cọ rửa và khử trùng.

    - Hệ thống hút và xả khí cũng như các ống dẫn trong mọi trường hợp có thể, cần lắp đặt sao cho tránh gây tạp nhiễm sản phẩm.

    - Nhà xưởng phải có đủ hệ thống chiếu sáng,, và được thông gió phù hợp cho thao tác bên trong.

    - Hệ thống ống dẫn, máng đèn, điểm thông gió và các dịch vụ kỹ thuật khác trong khu sản xuất phải được lắp đặt sao cho tránh lồi lõm không vệ sinh được và nên chạy bên ngoài khu vực pha chế.

    Về trang thiết bị

    Bề mặt trang thiết bị tiếp xúc trực tiếp với nguyên vật liệu trong quá trình pha chế không được có phản ứng hoặc hấp phụ các nguyên vật liệu đó.

    Trang thiết bị không được gây ảnh hưởng bất lợi tới chất lượng sản phẩm rò rỉ van, chảy dầu, do điều chỉnh hoặc thay thế phụ tùng không phù hợp.

    Trang thiết bị phải dễ làm vệ sinh

    Thiết bị sử dụng cho các vật liệu dễ chảy phải làm từ vật liệu chống nổ.

    Thiết bị cần được bố trí hợp lý để tránh cản trở gây nghẽn lối đi và được dán nhãn thích hợp để đảm bảo sản phẩm không bị trộn lẫn hoặc nhầm với nhau.

    Các đường ống nước, hơi nước và ống nộn khớ hoặc chõn khụng nếu được lắp đặt phải đảm bảo dễ tiếp cận trong qúa trình hoạt động. Các đường ống này cần được dán nhãn rõ ràng.

    Các hệ thống trợ giúp như hệ thống đun nóng, thông hơi, điều hòa, nước (nước uống được, nước tinh khiết, nước cất), hơi nước, khớ nộn và khớ (ví dụ nitơ) cần đảm bảo hoạt động đúng chức năng thiết kế và được dán nhãn rõ ràng.

    Các trang thiết bị cân, đo, kiểm nghiệm và theo dõi phải được bảo dưỡng và hiệu chuẩn thường xuyên. Hồ sơ phải được lưu lại.

    3. Điều kiện về vệ sinh

    Nhân viên phải có sức khỏe tốt để đảm bảo thực hiện công việc được giao. Cần tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ cho tất cả nhân viên tham gia vào sản xuất.

    Nhân viên phải thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân.

    Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi các tạp nhiễm. Nhân viên phải mặc quần áo bảo hộ lao động phù hợp với chức năng sản xuất của mình.

    Cần có đủ khu vực rửa và vệ sinh được thông khí tốt cho nhân viên, và phải tách biệt với khu sản xuất.

    Cần có khu vực cất giữ quần áo và tài sản của nhân viên với các ngăn có khoá và cần được bố trí ở vị trí thích hợp.

    Chất thải cần được thu gom thường xuyên vào các thùng phế thải để đưa đến điểm thu nhận ngoài khu vực sản xuất.

    II. Mở xưởng sản xuất mỹ phẩm cần những giấy phép gì?

    [​IMG]

    1. Chuẩn bị hồ sơ

    - Bạn cần chuẩn bị đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất mỹ phẩm. Cần có hồ sơ mặt bằng thiết kế của cơ sở sản xuất mỹ phẩm

    - Bổ sung danh mục về các thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất mỹ phẩm của mình

    - Chuẩn bị danh mục các mặt hang hiện có hoặc là đang trong quá trình sản xuất của cơ sở sản xuất mỹ phẩm

    - Ngoài ra còn phụ thuộc vào từng trờng hợp cụ thể của nhà máy phòng sạch mỹ phẩm phải cần chuẩn bị các thủ tục khác nhau

    2. Với trường hợp kinh doanh cá nhân

    - Bạn cần đăng kí theo trình tự

    - Giấy đề nghị việc đăng kí hộ kinh doanh

    - Bản sao giấy chứng minh cá nhân tham gia đăng kí hộ kinh doanh

    - Biên bản xác nhận hợp nhóm việc đăng kí hộ kinh doanh với một nhóm tham gia

    - Xuất trình giấy thuê, mượn địa điểm sản xuất kinh doanh nếu cá nhân thuê, mượn nơi sản xuất

    - Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn tiến hành làm giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp. Ngoài ra bạn cần có nhưng giấy tờ như CCCD, Hộ chiếu của chủ doanh nghiệp

    3. Trường hợp thành lập công ty

    Bạn cần đăng kí theo trình tự

    - Đơn đăng kí thành lập doanh nghiệp
    - Các điều lệ về doanh nghiệp
    - Danh sách thành viên công ty hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần
    - Bản sao CCCD hoặc hộ chiếu có hiệu lực của các thành viên cá nhân doanh nghiệp
    - Giấy uỷ quyền cho công ty luật
    - Các giấy tờ khác theo yêu cầu

    Khi đã có đầy đủ giấy tờ đáp ứng cho việc xin giấy phép sản xuất mỹ phẩm, bạn cần nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp ở sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
    - Doanh nghiệp công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp, thông tin doanh nghiệp cần đăng kí trên cổng thông tin quốc gia
    - Nội dung công bố gồm những thông tin được ghi trên giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
    - Doanh nghiệp chuẩn bị khắc dấu, công bố mẫu dấu riêng. Công ty của bạn có thể uỷ quyền cho công ty luật hoặc tự khắc dấu và thông báo về sở kế hoạch đầu tư
    - Khi đã đăng kí hoàn thiện con dấu phòng đăng kí kinh doanh tiến hành trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, đăng tải thông báo của doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc giá
    - Cuối cùng xưởng sản xuất mỹ phẩm xin giấy phép sản xuất theo đúng mong muốn và đúng luật hiện hành

    III. Chi phí mở xưởng sản xuất mỹ phẩm

    [​IMG]

    1. Chi phí đầu tư ban đầu

    - Mặt bằng: Chi phí thuê hoặc mua mặt bằng xưởng sản xuất, kho bãi và văn phòng. Mức giá sẽ phụ thuộc vào vị trí, diện tích và chất lượng của mặt bằng.

    - Trang thiết bị: Chi phí mua sắm máy móc, thiết bị sản xuất, dụng cụ kiểm nghiệm và các thiết bị phụ trợ khác.

    - Nguyên vật liệu: Chi phí mua nguyên liệu đầu vào cho sản xuất mỹ phẩm.

    - Nhân công: Chi phí trả lương cho công nhân viên sản xuất, nhân viên văn phòng, nhân viên marketing, v.v.

    - Giấy phép kinh doanh: Chi phí xin cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép sản xuất mỹ phẩm, và các giấy phép liên quan khác.

    - Giấy phép sản xuất mỹ phẩm: Chi phí xin cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm hoặc các giấy chứng nhận nhà máy sản xuất mỹ phẩm

    - Thiết kế thương hiệu: Chi phí thiết kế logo, bao bì sản phẩm, website, v.v.

    - Marketing: Chi phí quảng bá thương hiệu, sản phẩm, và tiếp thị bán hàng.

    2. Chi phí vận hành hàng tháng

    - Tiền thuê mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng xưởng sản xuất, kho bãi và văn phòng.

    - Tiền lương: Chi phí trả lương cho công nhân viên.

    - Điện, nước: Chi phí sử dụng điện, nước cho sản xuất và sinh hoạt.

    - Bảo trì máy móc: Chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị.

    - Nguyên vật liệu: Chi phí mua nguyên liệu đầu vào cho sản xuất mỹ phẩm.

    - Vận chuyển: Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm.

    - Marketing: Chi phí quảng bá thương hiệu, sản phẩm, và tiếp thị bán hàng.

    - Thuế: Chi phí nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, và các loại thuế khác.

    3. Chi phí dự phòng

    - Chi phí cho các trường hợp phát sinh đột xuất: Chi phí cho các trường hợp như thiên tai, hỏa hoạn, sự cố máy móc, v.v.

    - Chi phí mở rộng sản xuất: Chi phí đầu tư cho việc mở rộng sản xuất khi nhu cầu thị trường tăng cao.

    Nhìn chung tùy theo quy mô xưởng sản xuất lớn hay nhỏ mà sẽ cần số vốn đầu tư tương ứng.

    Với những thông tin được cung cấp trong bài viết này, hy vọng Quý khách sẽ có được cái nhìn tổng quan và đầy đủ về điều kiện, chi phí mở xưởng sản xuất mỹ phẩm năm 2024.

    Xem thêm:
    Dịch vụ tư vấn xây dựng xưởng mỹ phẩm đủ điều kiện sản xuất
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này