1 Xét nghiệm tiền hôn nhân? Xét nghiệm tiền hôn nhân là gì? Xét nghiệm tiền hôn nhân còn được gọi là khám sức khoẻ tiền hôn nhân. Giúp xác định tình trạng sức khỏe tổng quát, đặc biệt là những căn bệnh liên quan đến sinh sản ở cả nam và nữ. Xét nghiệm tiền hôn nhân là việc làm vô cùng cần thiết,giúp các cặp đôi kiểm tra tổng quát sức khỏe trước khi cưới, tầm soát các bệnh lý di truyền, bệnh truyền nhiễm và các nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vợ chồng và con cái sau này. Ngày nay, khi ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng nâng cao, các cặp vợ chồng cũng càng chú trọng đến việc xét nghiệm tiền hôn nhân hơn. Xét nghiệm tiền hôn nhân được còn được khuyến cáo dành cho tất cả mọi người. Ngay cả khi bạn thấy khoẻ mạnh thì vẫn nên đi xét nghiệm tiền hôn nhân để xác định những nguy cơ tiềm ẩn đến sức khoẻ của mỗi người. Xét nghiệm tiền hôn nhân là việc làm rất cần thiết đối với các cặp đôi sắp kết hôn Đối với các cặp đôi sắp kết hôn, xét nghiệm tiền hôn nhân chính là cách tốt để xác định hiệu quả, chính xác những nguy cơ đối với sức khỏe có thể xảy ra trong tương lai. Nhận biết các nguy cơ này càng sớm bao nhiêu sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị hiệu quả bấy nhiêu. 2. Xét nghiệm tiền hôn nhân bao gồm những gì? Xét nghiệm tiền hôn nhân bao gồm những gì là vấn đề mà các cặp đôi thường thắc mắc. Nhìn chung, xét nghiệm tiền hôn nhân bao gồm 5 nhóm sau: 2.1 Khám sức khoẻ tổng quát Không như nhiều người vẫn nghĩ rằng, khám tiền hôn nhân chỉ là khám sức khỏe sinh sản. Thực tế, khám tiền hôn nhân cho các cặp đôi phải bao gồm cả kiểm tra sức khỏe tổng quát. Bởi lẽ, nếu gặp phải bất kỳ vấn đề, hay bệnh lý của cơ thể, thì cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cũng như chất lượng sinh sản. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ràng ở người phụ nữ: Nếu phụ nữ gặp phải bất kỳ bệnh lý nào cũng đều có thể khiến việc mang thai trở nên khó khăn, vất vả hơn, sức khỏe thai nhi cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Một số kiểm tra sức khỏe tổng quát thường được áp dụng là: Kiểm tra sức khỏe chung: Mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng… Một số xét nghiệm có thể được chỉ định thường là: Kiểm tra đường huyết, Công thức máu, nước tiểu, kiểm tra chức năng gan, thận,… Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm gan siêu vi B, HIV, sùi mào gà, nấm… Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, tim mạch, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích… Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: người thân trong gia đình mắc những bệnh gì? Cao huyết áp, tim mạch… Bệnh truyền nhiễm: Bệnh sởi, thủy đậu, rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao, dịch tả, tiêu chảy… 3. Khám sức khỏe sinh sản Cho nữ giới: Soi tử cung, kiểm tra vòi trứng… Siêu âm tuyến vú Soi tươi dịch âm đạo Kiểm tra hormone sinh dục Cho nam giới: Xét nghiệm tinh dịch đồ Xét nghiệm dịch niệu đạo Nội tiết tố sinh dục Xét nghiệm tinh dịch đồ của nam giới Cho cả nam và nữ: Kiểm tra và phát hiện những bệnh lý di truyền của bản thân. Sàng lọc di truyền: Sàng lọc người lành mang gen bệnh giúp dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai. 4. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện khám tiền hôn nhân Đối với khám sức khỏe nói chung và khám tiền hôn nhân nói riêng, để đảm bảo quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi và cho ra kết quả chính xác, các cặp đôi cần lưu ý một số vấn đề sau: Về thời gian – Thời điểm “vàng” để đi khám tiền hôn nhân là 6 tháng trước khi kết hôn. Đặc biệt khi các bạn có kế hoạch có con ngay sau khi trở thành vợ chồng. – Trong trường hợp bạn bỏ lỡ thời điểm trên, hãy đảm bảo đi khám trước thời điểm bạn có kế hoạch sinh con ít nhất 6 tháng. – Người độc thân hoàn toàn có thể đi khám tiền hôn nhân để tự kiểm tra sức khỏe sinh sản. Về công tác chuẩn bị trước buổi thăm khám – Cung cấp đầy đủ những thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe, bệnh sử. – Ghi nhớ và báo cho bác sĩ về chu kì kinh nguyệt, hoạt động xuất tinh,… Những vấn đề liên quan đến cơ quan sinh dục. – Phụ nữ đang trong giai đoạn đặt thuốc âm đạo không nên đi khám. – Phụ nữ không nên đi khám khi đang trong kì kinh nguyệt. Nên đợi sau khoảng 2 – 5 ngày để thực hiện thăm khám hiệu quả. – Các cặp đôi không quan hệ tình dục trước khi đi khám ít nhất 3 ngày. – Hãy trung thực trao đổi với bác sĩ. Nếu bạn có thắc mắc, lo âu, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tận tình giải đáp. 5. Điểm mạnh Phòng khám 400 Sản phụ Khoa & KHHGĐ: Phòng khám có kinh nghiệm chuyên môn cao lâu đời tại Thanh Hoá – Kinh nghiệm thăm khám 18 năm Phòng khám luôn cập nhật những tiến bộ mới của Y học trong phác đồ điều trị và thăm khám Phòng khám có đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng giỏi chuyên môn, nhiệt tình chu đáo tận tuỵ với bệnh nhân Phòng khám có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, trước và sau thăm khám trọn đời cho bệnh nhân, xử lý 24/24 – Đi đầu tại Thanh Hoá trong chăm sóc bệnh nhân Phòng khám có trang thiết bị máy móc hiện tại, luôn đi đầu và cập nhật công nghệ mới nhất tại Thanh Hoá Phòng khám Sạch sẽ, thoáng mát, có phòng VIP, kiểm soát tốt quy trình vệ sinh nhiễm khuẩn Phòng khám là nơi được chị em trong tỉnh Thanh Hoá tin tưởng và thăm khám nhiều Chi phí thăm khám và điều trị thấp, phù hợp với mặt bằng chung của người dân Mọi kết quả thăm khám của bệnh nhân đều bảo mật tuyệt đối, không cung cấp cho bên thứ 3 Phòng khám 400 có 2 cơ sở: Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông, Tp Thanh Hóa (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản). Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, p Ba Đình, Tp Thanh Hoá. Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi. Buổi sáng: 7h – 11h45 Buổi chiều: 13h30 – 21h Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ) Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400 Zalo: https://zalo.me/243900711723103673 Để được tư vấn zalo hay Facebook bạn chỉ việc click vào Link nhân viên phòng khám sẽ hỗ trợ bạn!