Thay vì sử dụng các chất liệu từ động vật, bạn có thể lựa chọn những loại vải thuần chay tự nhiên. Không liên quan đến bất kỳ hình thức ngược đãi động vật nào. Gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng của các loại vải thuần chay hiệu suất cao, kết hợp hoàn hảo giữa sự mềm mại và tính bền vững. Ngày càng nhiều thương hiệu thời trang lựa chọn các chất liệu xanh. Không ủng hộ sử dụng các nguyên liệu từ động vật trong ngành công nghiệp dệt may. Cùng chúng tôi tìm hiểu lý do tại sao ngành dệt may thuần chay đang trở thành xu hướng qua bài viết dưới đây. 1. Dệt may thuần chay là gì? Dệt may thuần chay (vegan textile) là các sản phẩm dệt may không sử dụng bất kỳ thành phần nào có nguồn gốc từ động vật. Điều này bao gồm việc loại bỏ sử dụng lông thú, len, tơ tằm và da động vật. Thay vào đó, các sản phẩm dệt may thuần chay sử dụng các nguyên liệu từ thực vật hoặc các nguyên liệu tổng hợp và tái chế. Sự phát triển của ngành dệt may thuần chay xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi trường và động vật. 2. Các loại vải thuần chay phổ biến 2.1. Bông hữu cơ Bông hữu cơ được trồng mà không có hóa chất độc hại và không phá hủy hệ sinh thái. Trên thực tế, nó được biết đến là cải thiện chất lượng đất và sử dụng ít nước hơn. Giống như các loại vải thuần chay khác, bông hữu cơ dễ giặt hơn len, khô nhanh hơn và mềm mại hơn khi chạm vào. 2.2. Vải lanh Vải lanh là một loại vải có thể trở nên mềm mại và bền hơn khi sử dụng nhiều. Các loại vải thuần chay như vải lanh có thể hấp thụ tới 20% trọng lượng của độ ẩm trước khi nó trở nên ẩm ướt. Vải lanh dễ dàng giải phóng độ ẩm vào không khí, giúp bạn luôn mát mẻ. Ngoài ra, vải lanh không gây dị ứng, cần ít thuốc trừ sâu và phân bón hơn đáng kể so với các loại cây trồng khác và có thể tái chế và phân hủy sinh học. 2.3. Rong biển Rong biển khô được nghiền thô, xay nhuyễn và đồng thời được đưa vào sợi cellulose, từ đó sản xuất ra nhiều loại vật liệu dệt may, được gọi là SeaCell. Tảo nâu được sử dụng trong quá trình tạo ra vải làm hạn chế tình trạng viêm, làm dịu cơn ngứa và không gây kích ứng trên da. Cấu trúc xốp của sợi dệt SeaCell thúc đẩy quá trình hấp thụ và giải phóng độ ẩm. Giúp giữ ấm khi vào mùa đông và cảm giác mát mẻ vào mùa hè. 2.4. Đậu nành Vải đậu nành, còn được gọi là “vải cashmere thực vật”. Là một loại vải thân thiện với môi trường được làm từ sản phẩm phụ của quá trình chế biến đậu nành. Nó có độ mềm mại và bóng của lụa, độ bền của cotton, ấm áp và thoải mái của vải cashmere. Chất liệu này không chứa bất kỳ hóa chất dầu mỏ nào và quan trọng nhất là không liên quan đến việc cạo lông cừu . 2.5. Sợi dứa Vải sợi dứa được sản xuất từ lá dứa, mang lại chất liệu nhẹ nhàng và bền bỉ. Ưu điểm nổi bật của loại vải này là khả năng phân hủy sinh học. Giúp giảm thiểu tác động xấu gây ảnh hưởng đến môi trường. Với đặc tính thoáng mát và mềm mại, vải sợi dứa không chỉ đem lại sự thoải mái khi mặc mà còn phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Nhờ độ bền cao và khả năng chịu mài mòn. Vải sợi dứa là lựa chọn lý tưởng cho các thiết kế thời trang hiện đại, góp phần vào xu hướng bền vững trong ngành dệt may. 3. Các yêu cầu và chứng nhận vegan trong ngành dệt may Trong ngành dệt may thuần chay, việc chứng nhận sản phẩm không chỉ đảm bảo tính bền vững. Mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm không chứa thành phần từ động vật. Dưới đây là những yêu cầu chính và thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về quy trình chứng nhận vegan này. Tiêu chí để đạt chứng nhận thuần chay trong dệt may: Không chứa thành phần động vật: Đây là tiêu chí cơ bản nhất. Tất cả sản phẩm phải hoàn toàn không có hàm lượng động vật. Bao gồm cả sợi, vải và các phụ kiện đi kèm. Nguyên liệu không được thử nghiệm trên các loại động vật. Các nguyên liệu thô được sử dụng trong sản xuất dệt may không được thử nghiệm trên động vật sống. Điều này bảo đảm rằng sản phẩm cuối cùng hoàn toàn thuần chay. Tiêu chí bổ sung: Ngoài các yêu cầu cơ bản, một số nhà sản xuất có thể áp dụng các tiêu chí bổ sung để nâng cao giá trị sản phẩm: Không sử dụng các loại sinh vật biến đổi gen (GMO). Một số nhà sản xuất cam kết sử dụng nguyên liệu tự nhiên. Không chứa GMO. Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Không chứa dầu cọ: Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Một số thương hiệu chọn không sử dụng dầu cọ trong sản phẩm của họ. 4. Lợi ích của sử dụng chứng nhận vegan trong kinh doanh sản xuất vải thuần chay Củng cố niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu: Minh bạch về nguồn gốc: Chứng nhận vegan đảm bảo rằng sản phẩm của bạn không chứa bất kỳ thành phần nào có nguồn gốc từ động vật. Từ đó xây dựng niềm tin cho khách hàng quan tâm đến động vật và lối sống thuần chay. Cam kết với đạo đức: Thể hiện bạn có trách nhiệm với môi trường và xã hội, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức. Mở rộng thị trường: Tiếp cận đối tượng khách hàng mới: Thị trường sản phẩm thuần chay đang ngày càng phát triển. Chứng nhận vegan giúp bạn tiếp cận đến nhóm có lối sống xanh. Đặc biệt là những người có ý thức về môi trường và sức khỏe. Cạnh tranh hiệu quả: Trong một thị trường cạnh tranh, chứng nhận vegan giúp sản phẩm của bạn nổi bật so với các sản phẩm khác. Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Thương hiệu bền vững. Chứng nhận vegan gắn liền với hình ảnh thương hiệu bền vững, thân thiện với môi trường và xã hội. Tăng giá trị sản phẩm: Phân biệt sản phẩm. Sản phẩm có chứng nhận vegan thường có giá trị cao hơn so với các sản phẩm thông thường. Tạo ra lợi thế cạnh tranh. Chứng nhận vegan giúp bạn định vị sản phẩm ở phân khúc cao cấp hơn. 5. Tổng kết Vải thuần chay không chỉ là một xu hướng tạm thời. Mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy thời trang bền vững. Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến các sản phẩm dệt may thuần chay. Tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp may mặc xâm nhập và phát triển trên thị trường. Nếu bạn đang tìm kiếm cách để phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Chứng nhận vegan là lựa chọn tuyệt vời để cân nhắc. Nếu bạn chưa biết cách đạt được chứng nhận này, hãy để UCC Việt Nam hỗ trợ bạn. Chúng tôi là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn và giải pháp. Giúp doanh nghiệp của bạn nhanh chóng đạt được chứng nhận vegan. Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua: Hotline 036 7908639 email [email protected] để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!