Đăng ký tạm trú là gì? thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng như thế nào? Tạm trú là gì? Là nơi bạn cư trú nằm ngoài khu vực thường trú. Khác với thường trú; tạm trú có nghĩa là cư trú tạm thời và bị giới hạn về thời gian, tối đa không quá 24 tháng. Trường hợp thuê, mượn; ở nhờ thì đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý đăng ký tạm trú của người cho thuê; cho mượn, cho ở nhờ vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu; nhân khẩu. Người đăng ký tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú; hoặc chủ hộ đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Vì sao cần phải đăng ký tạm trú? Đăng ký tạm trú giúp Nhà nước biết được nơi cư trú của cá nhân. Việc cư trú của công dân luôn gắn liền với các nhu cầu về học tập; công việc, khám chữa bệnh,... Đăng ký tạm trú là căn cứ để Nhà nước đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp; gắn liền với nơi cư trú đó. Việc đăng ký tạm trú giúp quan hệ giữa Nhà nước và công dân liên quan đến cư trú không bị gián đoạn; công dân có quyền lên tiếng khi lợi ích và các nhu cầu cơ bản của mình bị xâm phạm. Đối với nhà nước, công tác quản lý cư dân có vai trò hết sức quan trọng; có tác dụng to lớn đối với vị trí quản lý xã hội; quản lý dân cư của Nhà nước cũng như đối với công tác nghiệp vụ của lực lượng an ninh nhân dân. Dựa trên cơ sở nắm bắt được dữ liệu dân cư; cơ quan quản lý còn có các chính sách; kế hoạch đảm đảm an sinh xã hội phù hợp với xây dựng trường học, bệnh viện,.. đáp ứng tình trạng cư trú, tạm trú của công dân. Đối với hoạt động quản lý xã hội; công tác quản lý tạm trú là một biện pháp quản lý hành chính nhằm nắm được việc cư trú của công dân; xác định những thông tin cơ bản nhất về nhân thân của công dân làm tiền đề; Phục vụ cho hoạch định chính sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân; tăng cường chính sách quản lý xã hội của Nhà nước. Đối với việc đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt công tác quản lý tạm trú sẽ góp phần tích cực trong việc phòng ngừa; ngăn chặn tội phạm, hạn chế nguyên nhân điều kiện phát sinh tội phạm. Những đối tượng phạm tội ngày nay luôn dùng những chiêu thức tinh vi; lợi dụng sơ hở, bất cập trong công tác quản lý tạm trú để hoạt động phạm tội cũng như là trốn tránh pháp luật. Đối với việc hoạch định chính sách; quản lý xã hội cũng chính là quản lý con người trong tất cả mọi việc của đời sống xã hội. Nắm được những dữ liệu trên tất cả các phương diện sẽ là cơ sở hoạch định chính sách kinh tế - xã hội phát triển một cách toàn diện. Từ những căn cứ trên, nếu không xác định được tầm quan trọng của việc đăng ký tạm trú; công dân sẽ tự đánh mất quyền lợi của mình; không được hưởng chính sách ưu đãi và nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ chính quyền; cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, điều này còn làm gia tăng tệ nạn xã hội không đáng có; ảnh hưởng đến an ninh an toàn xã hội và các hiện tượng tiêu cực khác xảy ra trên địa bàn tạm trú. Trình tự thực hiện đăng ký tạm trú Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã. Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Hồ sơ tạm trú gồm có - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA); đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên; thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha; mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Hồ sơ đăng ký tạm trú KT3 01 Phiếu báo thay đổi nhân, hộ khẩu 01 Phiếu khai nhân khẩu (người từ đủ 15 tuổi trở lên) Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (hoặc bạn cũng có thể xuất trình bản gốc) Văn bản đồng ý có chữ ký của chủ hộ trong trường hợp chỗ ở hợp pháp là do thuê, mượn, ở nhờ Giấy tờ chứng minh chỗ ở tại nơi đăng ký KT3 (giấy tờ mua bán nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/ sử dụng đất, v.v. Trường hợp hồ sơ tạm trú hợp lệ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký; Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký; Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký. Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định. Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có). Thời gian thực hiện: 3 ngày làm việc. Nộp lệ phí đăng ký tạm trú Lệ phí đăng ký được tính Theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC). Đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần đăng ký; Cấp mới, cấp lại, đổi sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần cấp. Qúy khách có nhu cầu thực hiện đăng ký tạm trú, vui lòng liên hệ Gia Minh theo hotline: 0868 458 111, để được tư vấn cụ thể hơn.