Đối với trẻ nhỏ, hút thuốc lá thụ động không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn ảnh hưởng đến não, tim, đường ruột, các bệnh về hô hấp… Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh, hút thuốc lá thụ động sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm lao phổi, khởi phát cơn hen, viêm phế quản, viêm phổi… hay làm trẻ thường xuyên bị ho, sổ mũi. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, ước tính mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 – 300.000 trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi có liên quan đến môi trường có khói thuốc. Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi những người không hút thuốc. Nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc lá. Dancing Juices: Máy lọc không khí - Giải pháp cho mùi thuốc lá https://vnvapepod.com/products/blendfeel-organic-tobaco-aroma-kmo-30ml-tinh-dau-vape Chị Lê Thị H, phường Nghĩa Trung cho biết, bé nhà chị hiện nay mới được 4,5 tháng. Bé thường xuyên bị thở khò khè và ho. Gia đình chị đã đưa bé về Bệnh viện Nhi Đồng I để được khám và điều trị thì các bác sĩ ở đây cho biết, bé bị đang bị viêm phế quản. Khi bác sĩ hỏi ra, chị mới hay, do nhà chị hiện đang ở chung ba thế hệ, trong nhà có ông nội và chồng chị đều là những người hút thuốc lá. Mỗi lần hút mặc dù hai người đã ra ngoài nhưng vẫn không tránh khỏi cho bé “hút thuốc lá thụ động”. Hút thuốc lá thụ động có thể ảnh hưởng lên hệ thống cơ tim của trẻ. Những ảnh hưởng này bao gồm việc hạn chế cung cấp oxy cho các mô của cơ thể, làm giảm đáp ứng của nhịp tim khi hoạt động và làm tăng nhịp tim từ từ liên tục. Mặt khác, hút thuốc lá thụ động ở trẻ còn gây ra các loại bệnh đường ruột mạn tính khác như viêm đại tràng. Những đứa trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá thì nguy cơ bị loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc. Trẻ nhỏ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai mạn tính và tiết dịch tai giữa. Viêm tai giữa không chỉ gây nên về gánh nặng kinh tế mà còn gây điếc cho trẻ. Điếc khi còn rất nhỏ rất dễ gây nên câm và không có khả năng học tập ở trẻ./. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hơn 90% ca ung thư phổi, 75% ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do thuốc lá gây nên. Thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong số 10 yếu tố nguy cơ lớn nhất đe dọa đến sức khỏe của con người ở các nước đang phát triển và có thể gây ra các loại bệnh khác nhau như ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh tim mạch… Tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong/năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, đến năm 2030, sẽ tăng lên tới 70.000 người/năm nếu các biện pháp can thiệp hiệu quả bao gồm tăng thuế thuốc lá không được thực hiện một cách hiệu quả. Việt Nam là một trong 15 nước có tỉ lệ người hút thuốc lá cao nhất và đứng hàng thứ 3 trong khu vực ASEAN, sau Indonesia và Philippin. Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người trực tiếp sử dụng mà còn ảnh hưởng đến đối tượng hút thuốc lá thụ động, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Đối với phụ nữ mang thai, trực tiếp hút thuốc lá hay hút thuốc thụ động đều ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Hút thuốc lá sẽ làm giảm oxy huyết trong bào thai và lượng máu đến tử cung. Đồng thời, làm giảm axit amin qua nhau thai tới bào thai và gây ra bất thường ở màng của nhau thai. Phụ nữ càng hút thuốc lá nhiều trong thời gian mang thai thì cân nặng của trẻ sinh ra càng thấp. Cân nặng của trẻ thấp hơn mức trung bình xấp xỉ 200-250g so với trẻ mới sinh của phụ nữ không hút thuốc và khi trẻ được sinh ra, cân nặng sẽ ít hơn 2.500g. Những trẻ sơ sinh này sẽ được gọi là “nhẹ cân khi sinh”, có thể phải chịu các ảnh hưởng xấu, bao gồm các vấn đề về sức khỏe lúc mới sinh, đẻ non và chết khi mổ.