Linh tinh Đặc điểm của dầm mái bê tông

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi duyk23, 7/1/22.

  1. duyk23

    duyk23 Member

    Tham gia ngày:
    3/1/19
    Bài viết:
    407
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Không phải ai làm trong ngành xây dựng cũng hiểu rõ về cách đổ dầm mái bê tông. Để có một công trình đạt kỳ vọng thì các kỹ sư xây dựng phải vấn hành thật tốt, có quy trình đầy đủ. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn một cách đầy đủ nhất về cách thi công dầm mái bê tông.

    [​IMG]

    Đặc điểm của dầm mái bê tông
    Mái là một cấu kiện tạo nên từ bê tông và cốt thép chịu lực ở trên cùng một mặt phẳng nằm ngang. Cấu tạo của mái giống với tấm lưới ô vuông bằng thép.

    Đây là phần chịu nhiều phần tải trọng lực tác động lên. Còn phần bê tông làm nhiệm vụ làm cứng bề mặt mái, bao bọc thép. Bởi thép có đặc tính khá dẻo, dễ bị uốn võng nếu đứng riêng biệt.

    Do đó sàn thường gặp hiện tượng võng bởi sự bố trí các thanh thép không hợp lý hoặc quá nhỏ so với yêu cầu. Hoặc cũng có thể do nguyên nhân sàn không đủ chiều dày. Còn mái bằng bê tông cốt thép có thể bị nứt nếu quá trình thi công sai một điểm nào đó.

    Dầm có 2 loại là dầm chính và dầm phụ. Dầm chính sẽ gối lên các cột, kết hợp với cột để tạo thành khung. Còn dầm phụ hỗ trợ dầm chính với tường ngoài.

    [​IMG]

    Cách đổ bê tông dầm
    Đối với công trình nhà ở dân dụng, chiều cao của dầm thường nhỏ hơn 50cm, người ta sẽ tiến hành gộp chung đổ cùng lúc bê tông dầm và bản sàn. Trong các trường hợp công trình có cấu trúc đặc biệt lớn hơn 80cm thì sẽ đổ bê tông dầm và bản sàn riêng.

    Với loại dầm này, người ta không đổ từng lớp suốt chiều dài như thường thấy mà sẽ đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m, khi đạt tới cao độ yêu cầu mới tiến hành đổ tiếp.

    Chú ý khi đổ cột thì cần cách mặt đáy dầm khoảng 3 – 5cm, sau đó dừng lại từ 1 đến 2 giờ để bê tông co ngót đủ rồi mới tiếp tục đổ dầm và bản sàn. Nếu thực hiện thủ công với nhân công ít thì 2 quá trình này sẽ được tách riêng ra thực hiện từ giai đoạn một.

    Cách đổ dầm mái bê tông
    [​IMG]

    Nhiều công trình sử dụng hệ thống mái toàn khối bởi ưu điểm là khả năng chống thâm cao, tạo độ cứng ở không gian lớn. Cấu tạo bản mái toàn khối gần giống với dầm bản sàn phẳng bởi nó cũng yêu cầu cách nhiệt tốt, chống dột, chịu mưa nắng.

    Đổ dầm mái bê tông tương tự với đổ bê tông sàn. Tuy nhiên, nếu đổ vào mùa hè với mức nhiệt độ trên 30 độ C thì cần đổ liên tục để giữ vững tính liên kết của bê tông. Nếu ngừng lại, hãy chờ bê tông cứng rồi mới tiếp tục giai đoạn đổ và đúng quy phạm khớp nối bê tông.

    Đối với đổ dầm mái bê tông thì thành phần bê tông cần tăng lượng cát và giảm lượng đá để dễ đổ hơn. Mái có độ chặt cao nên chịu tác động nhiệt môi trường tốt hơn.

    Sau khi kết thúc quá trình đổ bê tông mái, đầm và gặt mặt thì chờ một thời gian bê tông bớt hơi nước sẽ bắt đầu khô se lại rồi tiến hành đầm tiếp lượt nữa.

    Nếu trời nắng tốt thì thời điểm thích hợp nhất để đầm lại là khoảng 2 giờ. Nếu trời râm mát thì có thể chờ tới khoảng 4 giờ để đầm lại.

    Nếu nước nổi lên trên bề mặt, người thợ có thể rắc một lớp bột xi măng đều và thưa mỏng lên bề mặt và tiến hành xoa kỹ cho phẳng bằng bàn xoa gỗ. Làm như vậy bê tông mái sẽ khó thấm nước hơn đồng thời tăng cường độ bê tông lên 10 – 15% ở tuổi 28 ngày. Nhưng chú ý là chỉ nên rắc một lớp bột thật thưa và mỏng thôi nhé.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này