Linh tinh Cuộc tranh cãi tiết lộ ai là người văn minh

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi toilatoi, 28/2/20.

  1. toilatoi

    toilatoi Member

    Tham gia ngày:
    17/8/18
    Bài viết:
    559
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Cuộc tranh cãi tiết lộ ai là người văn minh Người đàn ông thấy đứa trẻ chơi điện tử quá ồn liền đưa cho cậu chiếc tai nghe, lập tức người mẹ quát: "Đeo cái này để hỏng tai à". Trên xe bus, một cậu bé tầm 10 tuổi đang chăm chú chơi điện tử với máy hút bụi công nghiệp 3 pha những tiếng hét lớn tỏ vẻ kích động. Xung quanh hành khách ai nấy đều khó chịu. Một người đàn ông thấy quá phiền hà liền đưa cho cậu ta chiếc tai nghe nhạc rồi đề nghị: "Đeo thử cái này vào nghe cháu, hay lắm đó". Ngay lập tức người mẹ cậu bé đẩy vị khách đó ra rồi quát lớn: "Đeo cái này vào có mà hỏng tai à, ông chịu trách nhiệm chắc". [​IMG] Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người như cậu bé và bà mẹ trên. Ở trong nhà hay ra đường, quán ăn hay nơi chợ búa, họ hiếm khi chủ động nói vừa đủ nghe. Đa số thoải mái bình luận, kêu réo, không để người bên cạnh được yên. Cụm từ "đi nhẹ, nói khẽ" dường như chỉ là đặc sản của các bà bầu. Người xưa có câu: "Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu", nhằm nhắn nhủ với mọi người về cách lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, đặc biệt là ở âm lượng của lời nói, bởi chính âm lượng cũng phản ánh tính cách của con người bạn. Từ âm lượng lời nói có thể biết tính cách con người Trong bộ phim "Chị em phá sản" của Mỹ, hai nhân vật chính là Max và Caroline có xuất thân và tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Max vốn là một cô hầu bàn đến từ thành phố Williamsburg thuộc tiểu bang Virginia, Mỹ, rất sành điệu và chịu chơi. Còn Caroline vốn là một tiểu thư đài các, vì gia đình phá sản nên phải đến sống cùng với Max. Trong mỗi lần đi xem phim, gặp những tình huống gay cấn, bất chấp người bên cạnh, Max đều hét to rồi gào khóc khiến Caroline ngồi bên cạnh luôn cảm thấy xấu hổ. Max điển hình cho một bộ phận người trong xã hội, dù vẻ bề ngoài lung linh nhưng vẫn không được người khác coi trọng bởi cách ứng xử thô lỗ giữa chốn đông người. Cách hành xử của Max đã khiến nhiều người khó chịu bởi nó làm phiền họ. Trong tâm lý học, có một hiệu ứng gọi là không gian riêng tư. Xung quanh cơ thể chúng ta có một khoảng không gian riêng tư nhất định, tiếp xúc với người xa lạ thì không gian đó sẽ ở mức cực đại. Khi những người lạ đó vượt qua ranh giới không gian riêng tư thì ta cảm thấy bị làm phiền, thậm chí là xúc phạm. Trên thực tế không chỉ cơ thể có không gian riêng tư mà giọng nói cũng có khoảng không gian này. Những tiếng la hét, kêu réo trên xe bus, trong rạp chiếu phim, ở nơi công cộng.... trên thực tế đã phạm vào không gian riêng tư của nhiều người khiến họ cảm thấy mình bị gây phiền nhiễu, không thoải mái. Một người lịch sự, biết cách cư xử luôn chỉ nói đủ nghe để không xâm phạm quyền riêng tư của người khác. Bởi vậy tính cách của một người đôi khi không hẳn nằm ở hành động, mà chỉ cần cất lời lên, họ đã chứng minh mình là người như thế nào. Âm lượng lời nói thể hiện sự tự kiểm soát bản thân Giọng nói là do trời sinh, ít ai can thiệp nổi. Nhưng âm lượng của giọng điệu cao hay thấp thì lại có thể khắc phục được. "Nếu bản thân không khống chế được âm lượng của giọng nói, không những dễ xảy ra tranh cãi mà bạn cũng khó tạo được niềm tin với mọi người. Đến giọng nói mà không kiểm soát được thì đừng hy vọng bạn kiểm soát được cuộc sống của mình", một nhà tâm lý học của Mỹ cho biết. Trong bộ phim "My Fair Lady" do Audrey Hepburn thủ vai, cô vào một nhân vật có giọng nói thô lỗ. Biết được điểm yếu của mình, hiểu được rằng nếu cả đời vẫn giữ giọng nói như vậy sẽ chẳng bao giờ đạt được thành công, nhân vật do Audrey Hepburn đóng đã chi rất nhiều tiền để thuê một giáo sư ngôn ngữ dạy mình cách kiểm soát âm lượng của lời nói. Sau nhiều ngày rèn luyện, cuối cùng cô đã thành công và cuộc đời đã rẽ sang một hướng khác tươi sáng hơn rất nhiều. Học giả nổi tiếng người Hong Kong có tên Lương Văn Đạo trong cuốn sách mang tên "Thường thức" của mình đã nêu một câu hỏi: "Điều gì đã khiến người Hong Kong giảm âm lượng của lời nói trong bữa ăn sau 10 năm?" Trong cuốn sách này, học giả họ Lương chỉ ra rằng, nguyên nhân chính đó là sự văn minh. Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục được chú trọng thì người Hong Kong cũng văn minh lên nhiều. Điều này thể hiện rất rõ trong bữa ăn khi không còn cảnh người người tranh nhau nói để tránh ảnh hưởng đến người khác. Trước đây nhiều người có suy nghĩ "ăn to nói lớn" thì mới trở thành hảo hán, thành anh hùng cứu thế. Tuy nhiên một người thực sự mạnh mẽ không nằm ở cách anh ta tăng giảm âm lượng lời nói ra sao mà ở cách hành xử như thế nào. "Chúng ta phải dựa vào sức mạnh của chính mình để thuyết phục người khác thay vì cứ gào to hay thét lớn", học giả Lương Văn Đạo nhấn mạnh. Cũng theo ông Lương, thực tế đã chứng minh: - Những người phạm tội luôn tăng âm lượng lời nói để ăn vạ. - Khi tức giận, nhiều người hay la hét. Bởi vậy việc tăng âm lượng của lời nói thường chỉ dành cho những hoàn cảnh bộc phát, không điển hình. Còn một khi bạn đang ở một hoàn cảnh bình thường với những con người bình thường thì tốt nhất là nên nói nhẹ nhàng bằng cách giảm âm lượng. Ví dụ như khi nói chuyện, chúng ta nên chú ý đến không gian xung quanh. Một khi người khác cảm thấy khó chịu thì bạn nên giảm âm lượng lại, đặc biệt là tại nơi công cộng. "Nói to thì dễ nhưng làm sao để âm lượng giọng nói giảm xuống, tránh làm ảnh hưởng đến người khác thì cần có thời gian rèn luyện. Đây là cấp độ rèn luyện cơ bản nhất dành cho những người hướng tới sự văn minh", ông Lương Văn Đạo nhấn mạnh.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này