Cúng cơm là gì? Cúng cơm là một nghi lễ được lưu truyền từ thời xa xưa ở nước ta. Cúng cơm được xem như là một phong tục truyền thống thể hiện sự kính trọng với những người đã khuất. Đồng thời cũng là để tưởng niệm lại họ thời còn sống. Cùng DecorNow tìm hiểu cúng cơm là gì, mâm cúng cơm gồm những gì và những điều cần lưu ý. Cúng cơm là gì? Cúng cơm là gì? Lễ cúng cơm hay còn được gọi là lễ chúc thực, là một lễ nghi dâng cơm cho người vừa mới mất. Cúng cơm là một lễ nghi truyền thống từ ngày xưa, được truyền lại qua nhiều đời cho đến nay. Đây là một lễ nghi quan trọng không thể thiếu trong phong tục tang lễ của nước ta. Tuỳ theo vùng miền có những chi tiết, đặc điểm trong nghi thức sẽ khác nhau. Cúng cơm không phải là một nghi thức trong đạo Phật mà là theo tín ngưỡng từ thời xa xưa truyền lại. Dù vậy, theo quan niệm của Phật giáo ở nước ta, cúng cơm là một nghi lễ mang ý nghĩa báo hiếu của con cháu đối với những người quá cố. Thể hiện cách ứng xử biết ơn và tôn trọng đến những người đã mất. Nghi lễ cúng cơm như thế nào? Những món thường đặt trên mâm cúng cơm là gì? Theo nghi lễ, mâm cúng cơm thường bao gồm 3 chén cơm, đồ ăn, trà, bình hoa và thắp hương. Cơm thì bao gồm một chén đầy đặt ở giữa để cúng cho linh hồn người đã khuất. Hai chén hơi lưng chừng đặt hai bên biểu hiện hai bên vai giác, kiến cho những người hầu cận vong linh, còn được gọi là Tả mạng thần quang và Hữu Mạng thần quang. Tuỳ vào vùng miền mà có nơi sẽ cúng 3 chén, còn có nơi nghi thức hơi khác nên sẽ cúng 6 chén. Tuy nhiên, không được cúng 5 chén. Chén cơm ở giữa để cúng cho linh hồn người vừa mất sẽ có hai đôi đũa cắm thẳng, hai chén cơm mỗi bên sẽ có một chiếc đũa cắm vào. Nếu hai bên mỗi chén có một đôi đũa thì các cô hồn sẽ đến giành giật, vong linh sẽ không được ăn. Đồng thời, luộc lên một quả trứng lột sạch vỏ và thêm một muỗng muối trắng, một bát canh kèm muỗng, một chén nước sạch và xắt 7 lát gừng đối với nam giới, 9 lát gừng đối với nữ giới. Nghi lễ cúng cơm Theo nghi thức, mâm cúng cơm sẽ được chuẩn bị tính từ ngày mất, cúng liên tục 3 bữa sáng trưa chiều cho đến hết 100 ngày. Theo lễ nghi xưa, sẽ có các ngày quan trọng trong 100 ngày bao gồm lễ cúng thất, lễ cúng 21 ngày, lễ cúng 49 ngày và lễ cúng 100 ngày. Vào những ngày này có thể mời sư thầy đến để cầu siêu cho người mất. Hiện tại, lễ nghi cúng cơm đã làm đơn giản hơn nên đa số khắp nơi chỉ làm lễ cúng 49 ngày và lễ cúng 100 ngày. Ý nghĩa của lễ 49 ngày cúng cơm là gì? Theo quan niệm từ xa xưa, linh hồn người mới mất sau 49 ngày sẽ không còn vướng bận lại thế gian, vì thế lễ cúng 49 ngày được xem là buổi chia tay để tiễn vong linh đi sang thế giới bên kia. Lễ cúng 100 ngày còn được gọi là lễ tốt khóc (thôi khóc), là lễ để con cháu tưởng niệm đến người đã mất, cầu chúc cho họ sẽ sớm được đầu thai. Những điều cần lưu ý khi cúng cơm là gì? Vì cúng cơm là để bày tỏ sự kính trọng và tưởng nhớ đến người đã khuất, vì thế không được làm qua loa mà phải thật sự đặt tâm mình vào, phải có thành ý cầu chúc người đã khuất sớm được đầu thai. Vậy những điều cần lưu ý khi cúng cơm là gì? Nơi đặt mâm cúng cơm: Mâm cúng cơm không được đặt trực tiếp trên bàn thờ người đã khuất, cũng không được đặt dưới đất vì đó là nơi người khác giẫm đạp lên. Mâm cúng cơm được đặt trên một chiếc bàn thấp hơn bàn thờ và lau dọn sạch sẽ rồi mới đặt các món ăn lên. Trên mâm cúng cơm: Mâm cúng cơm hằng ngày cần chuẩn bị đầy đủ cơm, nước, muối sạch. Có thể thêm các món mặn tuỳ thuộc vào nghi lễ từng nơi. Tránh các món ăn đã ôi thiu, những đồ đã ăn rồi vì như vậy sẽ làm phật lòng người đã mất. Các món ăn nên tránh: Bên cạnh đó, các món cần tránh khi cúng cơm là gì? Có số món ăn không phù hợp khi đặt trên mâm cúng như xôi đậu đen, xôi gấc… Kết luận Hy vọng sau bài viết, sẽ giúp những bạn còn chưa rõ về lễ cúng cơm có thể hiểu hơn về ý nghĩa của nghi thức này trong phong tục tang lễ tại nước ta. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của DecorNow, để chúng tôi có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và mới mẻ khác về tranh trúc chỉ, tâm linh và Phật giáo.