Công trình nghiên cứu về địa năng Một báo cáo mới đây của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) cho biết, câu trả lời cho cuộc khủng hoảng năng lượng của Mỹ lại nằm sâu trong lòng đất. Công trình nghiên cứu trong 2 năm này cho thấy rằng nếu đầu tư hợp lý vào nghiên cứu địa năng thì có thể khai thác được nguồn năng lượng máy biến tần giá rẻ đủ để cung cấp cho 25 triệu hộ gia đình. Để thu được nhiệt năng của Trái đất, người ta phải khoan sâu vào lòng đất thu lấy hơi nóng từ các nguồn phóng xạ, các luồng hơi nóng từ tâm Trái đất và lớp vỏ ngoài. Từ những năm 70 Mĩ đã nhận thấy đây là cách giúp họ thoát khỏi tình trạng phải phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu. Tuy nhiên cho đến nay ngành công nghiệp non trẻ này mới chỉ cung cấp ít hơn 1% nhu cầu năng lượng của nước Mỹ. Một phần là do ngay cả chi phí cho cách đơn giản nhất để khai thác nhiệt năng, đó là tập trung thẳng vào các mạch, các nguồn như suối nước nóng hay núi lửa, cũng là rất tốn kém. Theo nghiên cứu của MIT vẫn còn một cách hiệu quả hơn, là tập trung khai thác các nguồn nhiệt năng nằm sâu hơn trong lòng đất. Công trình nghiên cứu này được Bộ năng lượng Mĩ (DOE) tài trợ đã giới thiệu một công nghệ mới là chuyển hóa nhiệt năng. Bằng cách này lưu chất (khí hay chất lỏng) được bơm lên theo mạch đá granite sâu 1.500 mét (dưới bề mặt Trái đất), và sinh ra chất lỏng, ẩm để rồi hơi nóng từ chất lỏng đó được dùng để vận hành các tuốcbin. Mặc dù còn gặp những trở ngại về kĩ thuật như vấn đề hơi nóng có nhiệt độ quá thấp không đủ để chuyển hóa thành điện, nhưng một dự án khoan phá ở Soultz, Pháp, đã thành công ngoài sự mong đợi trong việc tái tạo năng lượng hơi nước bằng việc áp dụng những quan niệm mới, phương pháp khoan ít tốn kém và cách tận dụng hữu hiệu lưu chất (khí hoặc chất lỏng) được giữ ở áp suất thông thường của khí quyển. Công trình nghiên cứu của MIT kêu gọi mức đầu tư 20 triệu USD/năm trong vòng 15 năm để tiếp tục nghiên cứu việc khai thác địa năng. Nhóm nghiên cứu cho rằng họ không tìm thấy trong tương lai, kĩ thuật khai thác này có khó khăn hay hạn chế đáng kể nào.” Theo bản báo cáo, khoản đầu tư tương đối của DOE có thể sẽ hỗ trợ được rất nhiều trong nghiên cứu phát triển kĩ thuật khai thác, xây dựng các nhà máy, hay thậm chí sử dụng CO2 để thu hơi nóng từ lòng đất. Năm ngoái, DOE đã yêu cầu Quốc hội Mĩ lưu ý vào việc nghiên cứu phát triển địa năng, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh học. Theo số liệu công bố của Bộ Công nghiệp, để tạo ra 1 USD tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2005, chúng ta cần 1,02 kWh điện còn ở Nhật và Hồng Kông thì con số tương ứng là 0,194 kWh và 0,22 kWh. Ngay Philippines, nước có mức phát triển kinh tế trung bình trong khu vực ASEAN, chỉ tiêu trên cũng chỉ ở mức 0,512 kWh. Thêm nữa, mức tiêu thụ năng lượng bình quân hàng năm ở Việt nam tăng 14,78%, gần gấp 2 lần mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm. Bởi những nguyên nhân trên, việc đổi mới và ứng dụng công nghệ, thiết bị và vật liệu mới, hiện đại và phù hợp sẽ rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực sử dụng và quản lý năng lượng hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Việt nam. Trong thời gian gần đây, một loại vật liệu cách âm, cách nhiệt mới do Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Cát Tường sản xuất đã ra đời, với tên gọi Aluminum và Polynum Foil . Vật liệu này được cấu tạo bởi màng nhôm nguyên chất (bề mặt nhôm được xử lý chống oxy hóa) phủ lên tấm nhựa tổng hợp polyethylene chứa túi khí. Với thiết kế đặc biệt này, 97% nhiệt bức xạ (hình thức truyền nhiệt chủ yếu, chiếm tới 90% lượng nhiệt xâm nhập vào trong ở mùa hè và 70% thoát ra vào mùa đông) đã bị ngăn lại. Trong khi đó, các loại vật liệu cách nhiệt thông thường khác (bông thủy tinh, bọt xốp và bọt PU) về bản chất chỉ làm chậm quá trình truyền nhiệt và ngăn được 10-20% nhiệt bức xạ. Với ưu điểm vượt trội trên, cùng với kết cấu gọn nhẹ, thi công dễ dàng, chống cháy lan, không hút ẩm, v.v. việc ứng dụng vật liệu cách âm cách nhiệt của công ty Cát Tường đã ngày càng trở nên phổ biến trong các hệ thống nhà xưởng công nghiệp, nhà thi đấu thể thao, trung tâm siêu thị, tòa nhà văn phòng và các hệ thống bảo ôn, giúp tiết kiệm 10-20% điện năng dùng cho hệ thống làm mát (điều hòa, quạt) và chiếu sáng.