Linh tinh Có nên bọc sứ cho răng cấm không?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Reviewnhakhoa231, 21/11/23.

  1. Reviewnhakhoa231

    Reviewnhakhoa231 Member

    Tham gia ngày:
    27/5/23
    Bài viết:
    526
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Bọc sứ cho răng cấm giúp khôi phục hình thể và các chức năng vốn có của răng. Phương pháp này có thể áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như sâu răng nặng, răng bị mòn men, nứt mẻ, răng chết tủy/ đã lấy tủy,…

    Có nên bọc sứ cho răng cấm không?
    Răng cấm là răng nằm ở vị trí số 6 và số 7. Đây là răng giữ vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai. Khác với răng cửa và răng tiền hàm, răng cấm có kích thước lớn, nhiều chân răng, mặt nhai rộng và có nhiều rãnh kẽ để thức ăn dễ dàng được nghiền nát. Răng cấm mọc từ 6 – 11 tuổi và có kết cấu cứng chắc hơn so với các răng khác trên cung hàm.

    Khi răng cấm bị tổn thương, bác sĩ có thể phục hình bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo tình trạng cụ thể. Trong đó, bọc sứ là kỹ thuật phục hình được ưa chuộng nhất hiện nay. Bọc răng sứ là phương pháp khôi phục hình thể của răng bằng mão sứ có kích thước, hình dáng và màu sắc tương tự răng thật.

    Mão răng được làm từ các chất liệu sứ có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt nên có thể sử dụng để phục hình cho cả răng cửa, răng tiền hàm và răng cấm. Đối với răng cấm, bác sĩ sẽ lựa chọn răng sứ nguyên khối để đảm bảo độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, qua đó giúp khôi phục hình dáng và chức năng ăn nhai của răng.
    Ngoài bọc sứ, bạn cũng có thể hàn trám hoặc phục hình bằng Inlay/ Onlay cho răng số 6 và số 7. Tuy nhiên, các kỹ thuật này có độ bền kém hơn so với răng sứ. Hơn nữa, miếng trám răng có tuổi thọ ngắn và phải phục hình sau 2 – 3 năm. Vì vậy, bạn nên cân nhắc giữa ưu nhược điểm của từng phương pháp để lựa chọn giải pháp phục hình răng phù hợp.

    Những trường hợp có thể bọc sứ cho răng cấm
    Hiện nay, bọc sứ được nhiều người thực hiện với mục đích thẩm mỹ. Tuy nhiên với những trường hợp bọc răng sứ thẩm mỹ, bác sĩ chỉ yêu cầu phục hình răng cửa và răng tiền hàm. Rất ít trường hợp cần phục hình răng cấm bởi đây là răng chịu trách nhiệm ăn nhai chính nên cần phải giảm thiểu tối đa những can thiệp lên răng.
    Chính vì vậy, bọc sứ răng cấm chỉ được thực hiện trong những trường hợp sau:

    Răng sâu nặng: Những trường hợp răng sâu nặng sẽ được nạo vét ngà răng bị nhiễm khuẩn, sau đó sát khuẩn và bọc sứ thay vì hàn trám. Hàn răng trong trường hợp lỗ sâu quá lớn thường không mang lại hiệu quả cao, miếng trám dễ bị bung và chênh cộm sau một thời gian ngắn sử dụng. Trong khi đó, bọc răng sứ có thể khôi phục hình thể, bảo vệ răng và ngăn ngừa sâu răng tái phát.
    Răng bị mòn men: Mòn men răng khiến răng trở nên nhạy cảm và ê buốt khi ăn uống. Đối với trường hợp răng cấm bị mòn men, giải pháp tối ưu là bọc răng sứ để giảm cảm giác ê buốt và thoải mái hơn khi ăn uống. Trường hợp này cũng có thể phủ composite để giảm độ nhạy cảm của răng nhưng cần thực hiện lại sau khoảng 2 – 3 năm.
    Răng mẻ, gãy do chấn thương: Ngoài ra, bọc sứ cho răng cấm còn được thực hiện trong trường hợp răng mẻ, gãy do chấn thương. Vết nứt trên răng chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào phần ngà răng bên trong gây viêm tủy răng và nhiều biến chứng khác. Do đó khi răng bị tổn thương, nên cân nhắc bọc sứ để bảo tồn răng thật và phòng ngừa biến chứng.
    Răng ố màu nặng: Đối với răng cấm bị ố màu nặng không thể tẩy trắng thông thường, có thể bọc sứ để khôi phục hình thể và màu sắc của răng. Để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao, bác sĩ thường khuyến khích bọc răng sứ nguyên hàm. Với độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, răng hàm đã được bọc sứ vẫn có thể ăn nhai như bình thường. Hoàn toàn không phải kiêng cữ quá nhiều loại thực phẩm và đồ uống.
    Răng chết tủy/ chữa tủy: Những trường hợp bị viêm tủy răng bắt buộc phải chữa tủy để ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Tuy nhiên, loại bỏ tủy răng đồng nghĩa với việc răng không còn được nuôi dưỡng. Răng chết tủy/ chữa tủy có xu hướng ngả màu, giòn sau một thời gian và chỉ có tuổi thọ khoảng 15 năm. Do đó, các bác sĩ thường tư vấn bọc sứ để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của răng thật.
    Ngoài ra, bọc sứ cho răng cấm cũng có thể được chỉ định trong một số trường hợp khác. Nếu có ý định áp dụng phương pháp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Trong trường hợp có giải pháp tối ưu hơn, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất.
    Xem thêm: nha khoa canary có tốt không

    Lợi ích của phương pháp bọc sứ cho răng cấm
    Bọc răng sứ mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ. Đối với bọc sứ cho răng cấm, phương pháp này có thể mang đến những lợi ích như sau:

    1. Bảo vệ răng thật
    Mão răng được sử dụng trong kỹ thuật bọc sứ được làm từ các chất liệu cứng chắc, độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Do đó, mão sứ bên ngoài có thể bảo vệ cùi răng thật ở bên trong. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, mão sứ sẽ sát khít 100% với cùi răng, hoàn toàn không xảy ra tình trạng mão sứ chênh cộm và hở. Do đó, răng thật có thể được bảo vệ tối đa và hoàn toàn không tiếp xúc với vi khuẩn, axit từ thức ăn, đồ uống,…

    2. Khôi phục chức năng ăn nhai
    Răng cấm bị mẻ, lỗ sâu lớn, mòn men có thể gặp phải tình trạng đau nhức và ê buốt khi ăn nhai. Hơn nữa, thức ăn cũng có thể lọt vào lỗ sâu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm và tổn thương ngà răng, tủy răng bên trong. Bằng cách sử dụng mão sứ chụp lên cùi răng thật, bọc sứ có thể khôi phục chức năng ăn nhai của răng.
    3. Kéo dài tuổi thọ của răng thật
    Như đã đề cập, răng bị chết tủy hoặc đã chữa tủy chỉ có tuổi thọ khoảng 15 năm. Ngoài ra, trường hợp bị mòn men, sâu nặng cũng có tuổi thọ thấp, răng dễ lung lay và gãy, rụng khi ăn nhai. Để kéo dài tuổi thọ của răng thật, bạn có thể cân nhắc bọc sứ cho răng cấm.

    Hiện nay, các vật liệu được sử dụng để chế tác mão sứ đã được cải tiến nên có thể dùng từ 5 – 12 năm. Sau thời gian này, bạn nên phục hình lại để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cùi răng thật bên trong. Nhờ có mão sứ bảo vệ nên những trường hợp răng cấm bị chết tủy, lấy tủy, mòn men,… có thể kéo dài tuổi thọ thêm từ 5 – 10 năm hoặc hơn tùy theo từng trường hợp.

    4. Hiệu quả thẩm mỹ tối ưu
    So với hàn trám, bọc sứ cho răng cấm mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao hơn. Răng sứ có màu sắc tương tự răng thật và rất khó phát hiện ngay cả khi quan sát gần.
    5. Độ bền cao
    Răng sứ có độ bền cao khoảng từ 5 – 12 năm tùy theo chất liệu sứ. So với miếng dán Veneer, Inlay/ Onlay và trám răng, răng sứ có tuổi thọ cao hơn. Do đó, nếu muốn lựa chọn kỹ thuật phục hình có tuổi thọ cao, bọc sứ sẽ là phương pháp đáng được cân nhắc.

    Chi phí bọc sứ cho răng cấm
    Bọc sứ cho răng cấm có chi phí tương tự như các răng còn lại trên cung hàm. Chi phí bọc sứ phụ thuộc vào số lượng răng cần phục hình, chất liệu sứ mà bạn lựa chọn, cơ sở thực hiện và phí điều trị các bệnh lý nha khoa (nếu có).

    Theo khảo sát, bọc sứ cho răng cấm có giá dao động từ 1.5 – 3 triệu đồng/ răng nếu sử dụng răng sứ kim loại và 4 – 8 triệu đồng/ răng trong trường hợp sử dụng mão toàn sứ. Ngoài ra, chi phí cũng có sự chênh lệch tùy theo thời điểm và một số chương trình khuyến mãi/ ưu đãi đi kèm.
    Cách chăm sóc sau khi bọc sứ cho răng cấm
    Răng cấm (răng số 6, 7) có vai trò chính trong chức năng ăn nhai nên phải chịu áp lực lớn hơn so với các răng khác trên cung hàm. Chính vì vậy, cần phải có biện pháp bảo vệ răng sau khi phục hình để kéo dài tuổi thọ của răng sứ.
    Cách chăm sóc sau khi bọc sứ cho răng cấm:

    Trong vài ngày đầu, nên dùng thức ăn mềm, lỏng và nguội để răng sứ quen dần với áp lực trong quá trình ăn nhai.
    Răng sứ hoàn toàn có thể chịu được áp lực khi nhai thức ăn cứng, khô, dai, đồ ăn nóng/ lạnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều, mão răng sứ có thể bị giòn, dễ nứt và vỡ sau vài năm sử dụng. Do đó, nên hạn chế dùng các thức ăn và đồ uống kể trên để kéo dài tuổi thọ của răng sứ.
    Nhai đồng đều 2 bên hàm, tránh nhai cố định 1 bên khiến khớp thái dương hàm bị đau nhức và mòn men răng.
    Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn, thức uống sẫm màu để giữ màu men răng và mão sứ. Ngoài ra, cần tránh thói quen hút thuốc lá vì nicotine trong khói thuốc cũng có thể khiến răng ngả màu.
    Chải răng 2 – 3 lần/ ngày, sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đến nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để được kiểm tra răng miệng, cạo vôi và đánh giá tình trạng mão sứ.
    Thay đổi một số thói quen xấu như dùng răng cạy cắn vật cứng, xé bao bì, nghiến răng khi ngủ,…
    Bọc sứ cho răng cấm có thể khôi phục hình thể và chức năng ăn nhai của răng. Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với kỹ thuật hàn trám và Inlay/ Onlay. Trong trường hợp có ý định phục hình răng bằng mão sứ, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn cụ thể và giải đáp thắc mắc.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này