Chuyên gia đề cao tính linh hoạt khi thiết kế cửa nhà Khi xây dựng biệt thự ở Việt Nam, người Pháp luôn tính đến điều kiện và tác động của khí hậu trong thiết kế. Và cửa là một giải pháp cho thuê căn hộ quận 7 đặc trưng. Hiện nay, trong kiến trúc hiện đại, cửa cũng là "phần" không thể thiếu. Trong kiến trúc Việt truyền thống, ở những công trình công cộng, có tính hoành tráng như đình chùa hay cung vua, hệ thống cửa thường là những khung cửa rộng, cánh lớn, tạo vẻ bề thế, đáp ứng sự tôn nghiêm và việc ra vào đông người. Những cánh cửa luôn có một khoảng hở phía trên, được tạo ra bởi những con tiện, vừa mang tính trang trí, vừa giảm bớt cái nặng nề của sự đường bệ. Trong ngôi nhà ở, người ta cũng làm những khung cửa rộng nhiều cánh, nhưng có bệ phía dưới, cao chừng ba tấc để bước qua. Phía trên là những cánh xoay, hoặc tháo lắp được, để linh hoạt trong mọi tình huống, tuỳ theo mùa, theo thời và cách sử dụng từng lúc trong ngày. Khi cần đón gió, cần sáng, hoặc khi nhà có việc ma chay, cưới hỏi, có thể tháo hết cánh, tạo khoảng mở tối đa, không gian trong ngoài được giao hoà, tầm nhìn rộng mở, nhưng không “toang hoác” nhờ cái bệ cửa bên dưới, ma quỷ không dễ mà vào được. Ngoài hàng hiên lại có một lớp giại làm bằng phên tre chắn nắng, lược bớt cái chói sáng gay gắt buổi trưa, hay mưa tạt, gió lùa. Ở thành phố, thị trấn, huyện lỵ, trong những ô phố cũ, những căn nhà cửa hàng cũng vậy, lớp thị dân có gốc từ làng mang ra phố thị bộ cửa chuyên dụng ấy, rất tiện dụng cho đời sống buôn bán thị thành. Ngày tháo ra thành cửa hiệu, mở mang nơi giao tiếp, tối lắp vào thành nhà ở, kín đáo. Những ô cửa sổ trong ngôi nhà ở truyền thống rất nhỏ, thường nằm phía sau hoặc bên hông nhà. Là phải rồi, vì đấy là những hướng xấu, nắng và gió lạnh. Cốt cho thoáng và lấy sáng một đôi khi. Nhà thôn quê không phải lúng túng chọn hướng vì thế đất, cứ “vợ đàn bà, nhà hướng nam” mà đặt. Mặt tiền hướng tốt rồi thì cửa mở toang. Cánh ở hướng xấu thường bằng gỗ đặc, đóng là kín, hoặc cửa sổ bật bằng phên tre, nâng lên hạ xuống tuỳ nắng, gió, mưa trong ngày. Mưa nhỏ thì nâng cao, nhiều thì hé, bão thì sập kín. Tuy chỉ là những kinh nghiệm dân gian, nhưng đấy là những khung cửa có ý thức về một công năng phù hợp với điều kiện khí hậu, với nhu cầu sử dụng thiết thực của đời sống. Người Pháp đến Đông Dương và xây dựng ở đây cái “nền” kiến trúc mà ta hay gọi là “thuộc địa”, trong đó họ rất coi trọng điều kiện khí hậu khi thiết kế, xây dựng. Tính nhiệt đới, gió mùa đã được phản ánh rất rõ trong những giải pháp thiết kế và công trình. Ngoài những thành phần kiến trúc như tiền sảnh, mái hiên, hành lang, ô văng... thì các giải pháp về cửa cũng là một hình ảnh đặc trưng cho lối kiến trúc ấy. Những dãy cửa chớp chạy dài ở hành lang kiến trúc công cộng, hay cửa sổ biệt thự hai lớp, trong kính ngoài chớp, trên có ô văng lợp ngói đỡ bằng hệ console gỗ, hoặc ô văng bê tong là một kiểu điển hình. Một kiểu rất phổ biến nữa là loại cửa được kéo xuống gần, hoặc sát sàn, giữa hai lớp có lan can, tạo cảm giác mở và gần gũi với bên ngoài. Lớp cửa kính dùng khi sử dụng hệ điều hoà không khí, cửa chớp dùng khi muốn thông thoáng tự nhiên. Cửa chớp gỗ là một đặc trưng rất nhiệt đới. Nó luôn tạo ra sự ấm cúng và tính hoài cảm về một thời. Sự hài hoà về tỷ lệ giữa kích thước ô cửa và bề mặt toà nhà luôn là một chuẩn mực của kiến trúc Pháp cũ. Không có chuyện trổ cửa vô lối, cả về vị trí lẫn kích thước. Những căn biệt thự có cánh cửa sơn nâu, hay xanh lá cây và trắng (ở lớp cửa kính bên trong) đi với cái màu vàng thuộc địa vẫn được sơn đi sơn lại suốt mấy chục năm, như một thứ “đặc sản” nhiệt đới sau những tán lá sấu trên những con phố Hà Nội. Về mặt kỹ thuật, giải bài toán khí hậu có thể bằng nhiều cách, nhưng để tạo ra cái cảm giác dễ chịu một cách tự nhiên trước những tác động của khí hậu, trước cái nóng cái lạnh tác động vào da thịt, kèm theo một xúc cảm nào đó về mùa, thì ngoài những ô cửa, quả là khó có máy móc hay thiết bị nào làm nổi.