Chứng nhận RCS là gì? Chứng nhận RCS (Recycled Claim Standard) là gì? Tìm hiểu tiêu chuẩn giúp xác minh tỷ lệ nguyên liệu tái chế trong sản phẩm, đảm bảo tính minh bạch và uy tín trong chuỗi cung ứng. Cùng khám phá cách chứng nhận RCS hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm bền vững trong bài viết dưới đây! Chứng nhận RCS là gì? Đây là một tiêu chuẩn quốc tế Tiêu chuẩn Tuyên bố tái chế RCS (Recycled Claim Standard) là một tiêu chuẩn quốc tế. Áp dụng tự nguyện, được đưa ra vào năm 2007 bởi Textile/Organic Exchange. Phiên bản 2.0 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2017. Tiêu chuẩn đặt ra các yêu cầu về chứng nhận của bên thứ ba đối với đầu vào tái chế và chuỗi hành trình sản phẩm. Mục tiêu chính của RCS là tăng cường sử dụng vật liệu tái chế trong sản phẩm. Lịch sử hình thành và phát triển của chứng nhận RCS Lịch sử hình thành tiêu chuẩn RCS từ 2013 đến nay Recycled Claim Standard (RCS) ban đầu được phát triển bởi tổ chức Textile Exchange và Nhóm công tác xác định nguồn gốc vật liệu bền vững của Hiệp hội Công nghiệp Ngoài trời (Outdoor Industry Association) vào lúc năm 2013. Sau đó, quyền sở hữu tiêu chuẩn này đã được chuyển cho Textile Exchange. Textile Exchange đã phát hành phiên bản mới của Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế 2.0 (Global Recycling Standard 2.0). Là phiên bản mới nhất đến hiện nay. Thay thế cho phiên bản RCS 1.0 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2017. Các đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn tuyên bố tái chế RCS Chứng nhận RCS được áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm tái chế Tiêu chuẩn RCS (Recycled Claim Standard) áp dụng cho các sản phẩm chứa ít nhất 5% nguyên liệu tái chế. Bao gồm nhiều lĩnh vực như: hàng may mặc, dệt gia dụng, sợi, kim loại, nhựa và giấy. RCS yêu cầu các công ty tái chế, xử lý nguyên liệu, sản xuất và phân phối sản phẩm tái chế phải thực hiện tự khai báo, thu thập tài liệu và đánh giá tại chỗ để đạt chứng nhận. Sản phẩm đạt chứng nhận RCS có thể mang nhãn hiệu RCS với hai cấp độ: RCS 100: sản phẩm chứa 95-100% nguyên liệu tái chế. Không bao gồm vật liệu không được chứng nhận cùng loại. RCS Blended: sản phẩm chứa 5-95% nguyên liệu tái chế. Không giới hạn về hàm lượng còn lại. Chứng nhận RCS giúp khẳng định mức độ tái chế trong sản phẩm. Góp phần nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Mục tiêu của chứng nhận RCS Chứng nhận RCS gồm có 4 mục tiêu chính Tiêu chuẩn RCS được xây dựng với những mục tiêu chính sau: – Sự phù hợp của các định nghĩa Tái chế với nhiều ứng dụng. – Theo dõi và truy tìm nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm tái chế. – Cung cấp cho người tiêu dùng (cả thương hiệu và người tiêu dùng cuối cùng) một công cụ để đưa ra quyết định sáng suốt khi lựa chọn sản phẩm. – Đảm bảo rằng vật liệu đã thực sự được tái chế và thành sản phẩm cuối cùng. Nội dung chính của chứng nhận RCS 4 nội dung chính của chứng nhận RCS Xác nhận hàm lượng tái chế – RCS tập trung vào việc xác nhận tỷ lệ phần trăm của nguyên liệu tái chế trong sản phẩm. Để được chứng nhận theo RCS. Sản phẩm phải chứa ít nhất 5% nguyên liệu tái chế. – Nguyên liệu tái chế có thể đến từ nguồn tái chế sau tiêu dùng (post-consumer) hoặc tái chế trước tiêu dùng (pre-consumer). Truy xuất nguồn gốc vật liệu của sản phẩm – Tiêu chuẩn yêu cầu ghi chép và theo dõi đầy đủ các nguyên liệu tái chế qua tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng. Điều này đảm bảo rằng hàm lượng tái chế trong sản phẩm có thể được truy xuất và xác minh một cách rõ ràng. – Mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng, từ nguồn nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Phải tuân thủ các yêu cầu của RCS để duy trì tính minh bạch và tính nhất quán. – Mỗi giai đoạn sản xuất đều phải có được sự chứng nhận. Bắt đầu từ giai đoạn tái chế và kết thúc ở người bán cuối cùng trong giao dịch kinh doanh cùng với doanh nghiệp cuối cùng. – RCS không đề cập đến các khía cạnh xã hội hoặc môi trường trong quá trình chế biến và sản xuất, chất lượng hoặc tuân thủ pháp luật. Yêu cầu về chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody) – RCS sử dụng hệ thống Chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody) theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Rừng (FSC) hoặc Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu (GOTS) để theo dõi nguyên liệu tái chế từ nguồn gốc đến sản phẩm cuối cùng. – Hệ thống này yêu cầu tất cả các bên trong chuỗi cung ứng phải được chứng nhận. Đảm bảo không có sự trộn lẫn với nguyên liệu không tái chế. – Mọi nguyên liệu tái chế được đưa vào chuỗi cung ứng đều phải có Giấy chứng nhận giao dịch (TC) do tổ chức được phê duyệt cấp. – Tỷ lệ vật liệu tái chế trước và sau tiêu dùng sẽ được ghi rõ cho từng lô hàng tại các địa điểm được chứng nhận và ghi vào giấy chứng nhận giao dịch. Đánh giá và chứng nhận – Chứng nhận RCS thường có hiệu lực trong một năm. Sau đó cần phải được tái chứng nhận. Lợi ích khi doanh nghiệp đạt được chứng nhận RCS Lợi ích của chứng nhận RCS là gì? Đạt được chứng nhận RCS (Recycled Claim Standard) thể hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vật liệu thân thiện với môi trường. Góp phần bảo vệ hệ sinh thái môi trường và cộng đồng. Chứng nhận RCS mang lại nhiều lợi ích như: Xây dựng thương hiệu và tăng cường truyền thông: Với chứng nhận RCS, doanh nghiệp thể hiện cam kết môi trường, nâng cao giá trị thương hiệu. Logo RCS trên sản phẩm giúp duy trì hình ảnh trong mắt khách hàng và có thể được tra cứu trên trang Textile. Tăng tỷ lệ phản hồi và chuyển đổi: RCS là tiêu chuẩn toàn cầu. Giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút khách hàng và tăng cơ hội đàm phán. Điều này đặc biệt quan trọng khi xu hướng sản xuất xanh ngày càng phát triển. Tăng niềm tin của khách hàng: Chứng nhận RCS xác minh sản phẩm chứa vật liệu tái chế, tuân thủ quy trình minh bạch. Giúp khách hàng an tâm hơn với sản phẩm thân thiện môi trường. Đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững: Người tiêu dùng hiện đại chú trọng các sản phẩm bền vững. Do đó, RCS giúp doanh nghiệp thu hút nhóm khách hàng có ý thức về môi trường. Cải thiện quản lý chuỗi cung ứng: RCS yêu cầu minh bạch trong chuỗi cung ứng. Giúp doanh nghiệp quản lý quy trình sản xuất của mình hiệu quả hơn. Giảm thiểu tác động môi trường: Áp dụng RCS khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, giảm thiểu chất thải và tác động đến môi trường. Liên hệ với ICERT để được tư vấn về dịch vụ CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh Hotline: 0988 296 170 Email: [email protected]