NGUYÊN NHÂN GÂY MŨI HỎNG Những nguyên nhân gây mũi hỏng Mũi hỏng do tai nạn hoặc sau phẫu thuật để lại biến chứng là điều không ai mong muốn. Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mũi hỏng có thể đến từ phía bác sĩ cũng có thể từ phía khách hàng. Sử dụng chất liệu không an toàn, kém tương khít với cơ thể Nhiều loại sụn kém chất lượng khi đưa vào cơ thể sẽ gây phản ứng tiêu cực cho sức khỏe, tuổi thọ sụn không cao gây kích ứng với những người có cơ địa nhạy cảm. Bác sĩ thực hiện tay nghề non yếu, chưa đủ kinh nghiệm Phẫu thuật nâng mũi đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, kỹ thuật chuyên nghiệp. Nắm chắc tỷ lệ thành công và không để xảy ra bất kỳ sai sót nào dù chỉ là nhỏ nhất. Lựa chọn phương pháp nâng mũi không phù hợp Mỗi người sẽ có những tình trạng mũi và cơ địa khác nhau, do đó không phải phương pháp nâng mũi nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Lựa chọn sai phương pháp nâng mũi đồng nghĩa với việc đưa loại sụn không phù hợp vào cơ thể, chẳng những không mang lại hiệu quả tối đa ngược lại còn khiến mũi bị sưng, viêm, nhiễm trùng hoặc hoại tử. Chăm sóc hậu phẫu không đúng cách Sau phẫu thuật, mũi mới còn khá nhạy cảm, chưa thích nghi hoàn toàn với môi trường mới. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động cũng ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ và cả sức khỏe của người thực hiện. Vậy nên, việc chăm sóc hậu phẫu phải được thực hiện đúng cách để đảm bảo một dáng mũi đẹp và bền vững. Trang thiết bị, môi trường phẫu thuật kém chất lượng Dụng cụ y khoa và môi trường phẫu thuật không đảm bảo vô trùng theo tiêu chuẩn y khoa là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng mũi. SỬA MŨI HỎNG NHƯ THẾ NÀO? Chỉnh sửa mũi hỏng hay còn gọi là tái phẫu thuật, phương pháp sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa nhằm khắc phục, chỉnh hình những chiếc mũi hỏng sau nâng hoặc biến dạng sau tai nạn. Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành tháo sụn mũi cũ, tạo hình lại toàn bộ chiếc mũi xấu để có được kết quả thẩm mỹ tối ưu nhất. Công nghệ thẩm mỹ chất lượng cao giúp tạo dáng mũi mới cao, thanh tú, đẹp tự nhiên. Tùy vào tình trạng cụ thể của mũi mà mức độ cải thiện khuyết điểm sẽ khác nhau, với những trường hợp mũi bị biến chứng nhẹ như lệch sống, lộ sống, tuột sống, sau chỉnh sửa mũi sẽ đẹp nhưng mũi mới. Đối với mũi hỏng nặng như nhiễm trùng, co rút, ngắn hếch, mức độ cải thiện sẽ tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ và tình trạng của khách hàng. Nếu chẳng may gặp phải tình trạng mũi hỏng, khách hàng nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp. TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN SỬA MŨI HỎNG? Mũi viêm nhiễm, ửng đỏ, dị ứng với chất liệu độn Mũi lệch sống, lộ sống, tụt sống Biến dạng do tai nạn Mũi sửa đi sửa lại nhiều lần Sống mũi quá cao hoặc quá thấp, đầu mũi nhọn sau phẫu thuật Chất liệu độn không tương khít lung lay hoặc lộ ra ngoài do da mũi quá mỏng Phát hiện dị vật trong mũi sau nâng Mũi nghiêng, lộ mũi mất cân đối SỬA MŨI HỎNG BẰNG CÁCH NÀO? Kỹ thuật sửa mũi hỏng khá phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao. Phương pháp phù hợp nhất để chỉnh sửa mũi hỏng mà mọi người thường đề cập đến chính là nâng mũi cấu trúc. Vì đặc tính tái lập toàn diện cấu trúc mũi mà kỹ thuật nâng mũi cấu trúc là sự lựa chọn cho những chiếc mũi gặp biến chứng. Tùy vào tình trạng mũi cụ thể mà bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp phù hợp. Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng của chiếc mũi hỏng. Khi đã xác định nguyên nhân, sẽ đề ra hướng khắc phục cụ thể bằng cách rút sóng để loại bỏ chất liệu độn cũ, thay bằng sụn sinh học mới và sụn tự thân để thiết lập cấu trúc mũi mới. Nếu mũi nhiễm trùng nặng, sẽ dùng mỡ trung bì để tạo hình sóng mũi và đợi 3 – 6 tháng khi mũi đã ổn định sẽ nâng lại mũi mới. SỬA MŨI HỎNG Ở ĐÂU? Thăm khám trực tiếp với bác sĩ: Dựa vào từng nguyên nhân mũi hỏng, Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám cụ thể để tìm ra nguyên nhân gây mũi hỏng và tư vấn cho khách hàng cách xử lý phù hợp nhất. Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Đây là điều kiện quan trọng quyết định đến việc sửa mũi hỏng của khách hàng. Khi đủ sức khỏe và không có các bệnh lý khác, khách hàng sẽ được thực hiện phẫu thuật. Phác thảo dáng mũi mới cần chỉnh sửa: Chiếc mũi đẹp tự nhiên sẽ có độ nghiêng nhất định, để đảm bảo chiếc mũi mới được hài hòa, tương kích với tỷ lệ sụn đặt vào khoang mũi. Tránh trường hợp mũi nghiêng, lệch sống, lung lây hoặc thiếu cân đối như mũi cũ. Tiến hành gây tê – sát trùng: Để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, hiệu quả Bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ. Khách hàng sẽ phần nào cảm thấy dễ chịu hơn. Tiến hành phẫu thuật: Trước tiên phải giải phóng toàn diện những chiếc sụn cũ, phần đầu mũi sẽ được Bác sĩ lựa chọn loại sụn mới thân thiện hơn với cơ chế sinh học của cơ thể để bao bọc. Phần sống mũi sẽ đặt thanh sụn với chất lượng cao, an toàn tuyệt đối, để nâng cao toàn diện và kéo dài đầu mũi. Tiếp đến, điều chỉnh dáng mũi cân đối, cố định hai loại sụn thành một khối thống nhất. Xử lý thêm phần cánh mũi và đầu mũi nếu cần thiết. Cân chỉnh dáng mũi trước khi đóng vết khâu: Sau khi đã tạo hình dáng mũi hoàn chỉnh khách hàng sẽ được xem trước dáng mũi. Nếu không có bất kỳ thay đổi nào sẽ đóng vết khâu. Kết thúc phẫu thuật – Hướng dẫn chế độ chăm sóc hậu phẫu: Bác sĩ đóng vết khâu một cách khéo léo bằng chỉ thẩm mỹ chất lượng cao, rồi dùng băng cố định lại mũi. Sau phẫu thuật, khách hàng sẽ được hướng dẫn chi tiết chế độ ăn uống cũng như cách chăm sóc mũi tại nhà và đặt lịch tái khám cụ thể. Do mũi đã sửa nhiều lần, nên chế độ hậu phẫu phải được chú trọng kỹ lưỡng hơn và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của Bác sĩ. KHÁCH HÀNG ĐÃ SỬA MŨI TẠI DR.NAM CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI SỬA MŨI HỎNG Rút sóng mũi có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây chỉ là tiểu phẫu nhỏ, diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, thao tác thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, với từng chất liệu độn khác nhau, quy trình sẽ diễn ra khác nhau. Dáng mũi khi tháo sóng có biến dạng hay không? Với trường hợp nâng mũi không can thiệp quá nhiều vào cấu trúc mũi, không thu cánh mũi, không thu gọn đầu mũi, không mài xương gồ, khi rút sóng mũi sẽ quay lại tình trạng mũi trước khi nâng. Tuy nhiên, khi nâng lần đầu đã can thiệp sau vào cấu trúc mũi, rút sóng đi mũi không thể trở về tình trạng ban đầu trước khi nâng. Mũi sẽ dần thấp đi do đã xử lý xương mũi và đầu mũi. Tháo sóng mũi khi nâng có để lại sẹo? Cũng giống như khi nâng mũi, kỹ thuật tháo sóng đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm sẽ hạn chế tối đa việc để lại sẹo. Phần da đầu mũi có bị nhiễm trùng hay không? Đa phần đều có khả năng bị nhiễm trùng, nhăn. Nếu trong quá trình rút sóng không đi kèm với việc cắt bỏ da dư thì vùng da mũi sẽ bị nhăn. Khi rút sóng, khoảng bao lâu mới nâng mũi lại được? Với trường hợp mũi không nhiễm trùng, biến chứng: Tiến hành loại bỏ sụn cũ và nâng lại mũi mới ngay. Với trường hợp mũi nhiễm trùng, co rút, biến dạng: Rút sụn nhân tạo cũ, kiểm tra và bơm rửa kháng sinh, dẫn lưu ổ nhiễm trùng ra ngoài. Sau đó, đặt trung bì mỡ để tuần hoàn máu, mô ổn định, sau 3 – 6 tháng sẽ nâng lại mũi mới.