Nước cấp cho lò hơi thường được lấy từ nguồn nước máy của khu công nghiệp hoặc từ nguồn nước sông, suối, nước giếng. Các nguồn nước này đều có chứa một hàm lượng Ca2+ và Mg2+ (nước cứng) nhất định tùy thuộc vào nguồn nước và khu vực địa lý. Xử lý nước cấp lò hơi có quan trọng không? Nước cấp cho lò hơi thường được lấy từ nguồn nước máy của khu công nghiệp hoặc từ nguồn nước sông, suối, nước giếng. Các nguồn nước này đều có chứa một hàm lượng Ca2+ và Mg2+ (nước cứng) nhất định tùy thuộc vào nguồn nước và khu vực địa lý. Nước cứng khi đưa vào lò hơi sẽ ngày càng đậm đặc hơn và kết tủa thành chất không hòa tan bám vào các thành ống lò hơi và làm giảm hiệu suất truyền nhiệt của lò. Do đó, để lò hơi hoạt động hiệu quả và an toàn cần phải xử lý nước trước khi cấp vào lò hơi, nhằm loại bỏ các chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan (đặc biệt là các ion magie và canxi là các chất chính gây ra đóng cặn lò hơi) và các khí hòa tan (O2 và CO2). Yêu cầu về chất lượng nước cấp lò hơi Chất lượng nước cấp vào lò hơi đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc đảm bảo sự an toàn khi lò hơi vận hành, quyết định hiệu quả làm việc của lò hơi, và chất lượng sản phảm sản xuất. Chính vì thế, thiết bị cấp nước cho lò hơi phải đảm bảo sao cho lò hơi hoạt động không bị sự cố do cáu cặn, bùn và gây ăn mòn kim loại. Trong đó những yếu tố quan trọng và cần quan tâm hàng đầu là độ cứng và pH nước nguồn cung cấp. Độ cứng cấp vào lò phải dưới mức 3 mg/l giảm thiểu tình trạng phát sinh cáu cặn trong lò hơi. Độ pH nằm trong ngưỡng từ 6.5 đến 8.5 vì nếu độ pH thấp có thể gây nguy cơ ăn mòn axit và ngược lại pH cao có thể gây ăn mòn kiềm. TDS phải ở mức dưới 500 mg/l vì nếu ở mức cao hơn sẽ gây tăng nguy cơ đóng cặn cho lò hơi. Clorua thấp hơn 250 mg/l để ngăn ngừa tình trạng ăn mòn lò hơi. Sắt tổng dưới mức 0.5 mg/l vì nếu quá cao có thể làm giảm hiệu quả trao đổi ion diễn ra trong hệ thống làm mềm. Hệ thống xử lý nước cấp lò hơi điển hình Hệ thống thẩm thấu ngược So với các hệ thống lọc nước thông thường, hệ thống thẩm thấu ngược RO không chỉ giảm chi phí hóa chất mà còn giảm khả năng tái tạo trao đổi ion. Hệ thống thẩm thấu ngược sử dụng màng siêu lọc (UF) trong quá trình tiền xử lý. Màng UF có khả năng loại bỏ hơn 90% hạt keo, sắt, nhôm kết tủa và TOC, giúp nâng cao hiệu suất của lò hơi. Do đó, việc sử dụng module NF-RO trở thành lựa chọn khả thi về mặt kinh tế cho nước cấp lò hơi. Hệ thống khử khí Gồm hệ thống xử lý hóa học và hệ thống xử lý cơ học. Trong đó, hệ thống xử lý hóa học áp dụng cho lò hơi áp suất cao và nồng độ chất rắn thấp. Lúc này, oxy trong nước được loại bỏ bằng cách sử dụng hóa chất trong tháp khử khí như natri sunfit, natri erythorbate hoặc hydrazin. Hệ thống xử lý cơ học chủ yếu sử dụng thiết bị loại bỏ gồm chân không và áp suất nhằm gia nhiệt lò hơi để loại bỏ O2, CO2 dựa trên quy luật Charles và Henry. Hệ thống làm mềm nước Hệ thống làm mềm (trao đổi ion) loại bỏ hoàn toàn độ cứng và nâng pH. Việc sử dụng dung dịch NaOH để nâng pH được coi là an toàn nhất vì dung dịch Na2CO3, NaHCO3 có thể thủy phân và tạo ra khí CO2 độc hại. Hiện nay, hệ thống này áp dụng công nghệ tự động hóa, bao gồm các quá trình như lọc, rửa ngược, tái sinh, rửa nhanh, và đưa nước về bồn muối tái sinh, giúp quá trình xử lý diễn ra liên tục theo chu kỳ định sẵn. Có rất nhiều phương pháp, hệ thống xử lý nước lò hơi công nghiệp ngoài 3 hệ thống trên. Để được tư vấn về xử lý nước lò hơi công nghiệp, công nghệ xử lý nước lò hơi, dịch vụ xử lý nước cấp ... Quý khách hàng vui lòng liên hệ Phòng Kinh doanh của Công Ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Môi Trường Long Trường Vũ để được phục vụ tốt nhất. Long Trường Vũ - Địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước cấp lò hơi uy tín Tùy vào thiết kế của từng loại lò hơi của Quý doanh nghiệp, chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp xử lý nước lò hơi phù hợp, giải quyết triệt để các vấn đề của nguồn nước đầu vào, chất lượng nước sau khi được xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn yêu cầu của chủ đầu tư với các thông số cơ bản theo quy chuẩn, đảm bảo an toàn khi vận hành lò hơi. Xem thêm thông tin chi tiết tại: https://s.net.vn/v2s8