Chảy máu cam hay chảy máu mũi có lẽ không còn là hiện tượng quá xa lạ mà bất cứ ai có lẽ cũng sẽ gặp phải ít nhất một lần. Để khẳng định chảy máu cam có nguy hiểm không thì còn phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cùng tìm hiểu chảy máu cam là do đâu? Cách điều trị bệnh hiệu quả, qua bài viết dưới đây nhé! NGUYÊN NHÂN GÂY CHẢY MÁU CAM KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT Chảy máu cam xảy ra phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu cam, tùy vào nguyên nhân và lượng máu cam chảy ra ít hay nhiều mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân gây chảy máu cam phổ biến: ♦ Do tổn thương niêm mạc mũi: Ngoáy mũi thường xuyên, chịu va đập vào mũi, người vừa qua chỉnh hình mũi… có thể bị chảy máu cam với mức độ từ nhẹ đến nặng. ♦ Do viêm mũi xoang: Khi bị viêm mũi xoang, niêm mạc mũi xoang sẽ sưng viêm gây vỡ mao mạch trong mũi. Điều này sẽ khiến bệnh nhân bị chảy máu cam, ngạt mũi, nhức hốc mũi, ho, đau đầu, đau xoang,… Nguyên nhân gây chảy máu cam không phải ai cũng biết ♦ Do viêm mũi dị ứng: Khi bị viêm mũi sẽ khiến các mô dọc mũi bị sưng lên, khi hít thở sẽ dễ bị căng giãn, vỡ mô. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu cam. ♦ Do lệch vách ngăn mũi: Dạng dị tật này có thể gây khô niêm mạc mũi, dẫn đến chảy máu cam, ngạt mũi, mất thẩm mỹ dáng mũi… Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng… ♦ Do u mũi họng: Các khối polyp, u lành tính hay ác tính ở mũi họng, phì đại cuốn mũi… có thể chèn ép mạch máu, khiến nó vỡ ra gây chảy máu cam thường xuyên. ♦ Do cao huyết áp và các bệnh lý về mạch máu: Những bệnh nhân bị rối loạn đông máu, cao huyết áp, phình động mạch… cũng thường xuyên bị chảy máu cam. ♦ Những nguyên nhân khác: Không khí quá khô, dị vật mũi, cảm cúm, tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh… cũng có thể gây chảy máu cam. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CHẢY MÁU CAM HIỆU QUẢ Chảy máu cam nhiều có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm, do đó người bệnh cần theo dõi tình trạng chảy máu để kịp thời có hướng khắc phục. Bên cạnh đó, nếu chảy máu cam nhiều và không kịp thời xử lý có thể gây mất máu. Chính vì thế, khi bị chảy máu cam thường xuyên, lượng máu nhiều thì người bênh nên đến khám tại các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và có các biện pháp điều trị kịp thời. Hiện nay, chảy máu cam thường được điều trị theo 2 giai đoạn: Cầm máu và điều trị bệnh lý. Cầm máu tức thời ► Dùng tay ấn chặt vào cánh mũi ở bên mũi bị chảy máu trong khoảng 10 phút, đầu hướng về trước. Có thể dùng bông gạc thấm máu, dùng đá lạnh chườm bên ngoài cánh mũi để máu ngừng chảy ra. ► Nếu sau khoảng 10 phút máu vẫn không thể cầm lại, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị cầm máu, đồng thời điều trị bệnh lý gây chảy máu cam.Điều trị bệnh lý