Ghi nhãn thực phẩm chuẩn Hàn là điều quan trọng không thể thiếu đối với các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cập nhật về quy định ghi nhãn thực phẩm theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc. Giúp các doanh nghiệp nắm rõ và tuân thủ đúng các yêu cầu. Đảm bảo sản phẩm có thể thâm nhập thuận lợi vào thị trường này. Quy định ghi nhãn thực phẩm chuẩn Hàn[/caption] 1. Ghi nhãn thực phẩm là gì? Tại sao nó lại quan trọng? Ghi nhãn thực phẩm là việc thể hiện các nội dung cơ bản và cần thiết về sản phẩm lên trên nhãn hàng hóa. Điều này giúp người tiêu dùng nhận biết và làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm. Đồng thời, nó cũng giúp nhà sản xuất kinh doanh có thể thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình. Và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra và kiểm soát. 2. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) - Cơ quan quản lý chuyên trách về thực phẩm Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong nước và nhập khẩu. Bao gồm thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm và bao bì. Vào ngày 1 tháng 5 năm 2009, KFDA thành lập Viện Đánh giá An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia. Nơi tập hợp các chuyên gia cung cấp thông tin khoa học cho các nhà hoạch định chính sách. Cấu trúc của KFDA bao gồm Cục An toàn Thực phẩm và Cục Chính sách Phòng ngừa Rủi ro. Ngoài ra, Phòng Đánh giá An toàn Thực phẩm chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến thực phẩm. KFDA cam kết bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng thực phẩm. 3. Quy định ghi nhãn thực phẩm chuẩn Hàn của KFDA 3.1 Một số quy định chung về ghi nhãn thực phẩm chuẩn Hàn Quy định chung về ghi nhãn thực phẩm chuẩn Hàn[/caption] Từ tháng 6/1998, KFDA đã được ủy quyền hợp pháp về tiêu chuẩn dán nhãn thực phẩm. Ban Chính sách An toàn Thực phẩm của KFDA chịu trách nhiệm thiết lập các tiêu chuẩn dán nhãn cho các sản phẩm thực phẩm. Các văn phòng khu vực của KFDA và viên chức y tế địa phương có thẩm quyền kiểm tra ghi nhãn. Áp dụng đối với sản phẩm thực phẩm trong nước và nhập khẩu. Những quy định chung về ghi nhãn như sau: Tất cả sản phẩm thực phẩm nhập khẩu phải ghi nhãn bằng tiếng Hàn Có thể sử dụng nhãn dán thay cho nhãn in sẵn, nhưng phải đảm bảo không dễ bong tróc Nhãn phải in rõ ràng, dễ đọc 3.2 Nội dung bắt buộc cần trình bày trên nhãn thực phẩm Nhãn phải có các dòng chữ sau được in bằng chữ đủ lớn để dễ đọc: Tên sản phẩm: Phải trùng với tên đã khai báo với cơ quan cấp phép/kiểm tra thẩm quyền. Loại sản phẩm: Bắt buộc đối với một số sản phẩm đặc biệt như trà, đồ uống, thực phẩm chuyên dụng... Tên và địa chỉ của người nhập khẩu và địa chỉ nơi sản xuất để trả lại hoặc đổi trong trường hợp sản phẩm bị lỗi. Ngày sản xuất: Bắt buộc đối với các sản phẩm như hộp bữa trưa, cơm cuộn rong biển, bánh mì kẹp thịt, bánh sandwich, đường, rượu (trừ bia và rượu truyền thống Hàn Quốc), và muối. Đối với rượu, số hiệu sản xuất hoặc Ngày đóng chai có thể thay thế cho ngày sản xuất. Hạn sử dụng hoặc ngày hết hạn sử dụng. Nhãn sản phẩm thực phẩm phải ghi rõ hạn sử dụng do nhà sản xuất xác định. Nếu nhiều loại sản phẩm được đóng gói cùng nhau, ngày hết hạn của sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn nhất phải được ghi trên nhãn. Tên thành phần và hàm lượng: Tên của tất cả các thành phần phải được ghi trên nhãn tiếng Hàn. Ngoại trừ sản phẩm có diện tích mặt hiển thị chính không lớn hơn 30 cm2. Đối với sản phẩm có diện tích mặt hiển thị chính không lớn hơn 30 cm2. Chỉ cần liệt kê năm thành phần hàng đầu. Các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự chiếm ưu thế về trọng lượng. Nghĩa là thành phần có trọng lượng lớn nhất sẽ được liệt kê đầu tiên. Thành phần có trọng lượng nhỏ nhất sẽ được liệt kê cuối cùng. 4. Một số trường hợp được miễn các yêu cầu ghi nhãn Các sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc; các mặt hàng thủy sản như cá đông lạnh nguyên con; và trái cây không được đựng trong thùng chứa hoặc bao bì, v.v. Thực phẩm được sử dụng để sản xuất cho mục đích sử dụng riêng của công ty. Phải cung cấp tài liệu phù hợp để xác minh mục đích sử dụng cuối cùng. Trong trường hợp này, tên sản phẩm, tên nhà sản xuất và ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng phải được ghi trên bao bì gốc. Thông tin này cần được viết bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của quốc gia xuất khẩu. Hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích thu ngoại tệ theo quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh Bộ trưởng về Luật ngoại thương. 5. Tổng kết Việc nắm rõ và tuân thủ quy định về ghi nhãn thực phẩm chuẩn Hàn là vô cùng quan trọng. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Ghi nhãn đầy đủ, chính xác giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm. Đồng thời, nó còn thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Các công ty nên tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định về ghi nhãn thực phẩm. Bên cạnh đó, các công ty cũng nên cập nhật liên tục những thay đổi. Điều này đảm bảo sản phẩm luôn đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường Hàn Quốc. Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua: Hotline 036 7908639 email [email protected] để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!