Dịch vụ Cách phân loại sản phẩm để đạt được chứng nhận hữu cơ EU

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi uccvietnam, 24/12/24 lúc 09:02.

  1. uccvietnam

    uccvietnam Member

    Tham gia ngày:
    5/7/24
    Bài viết:
    94
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Bạn muốn xuất khẩu sản phẩm Organic của mình sang châu Âu? Hiện nay, việc xuất khẩu sang thị trường châu Âu luôn là ước mơ của nhiều doanh nghiệp. Đây là thị trường đông đúc với hơn 740 triệu dân. Tuy nhiên, thị trường Châu Âu nổi tiếng là khó tính. Với những tiêu chuẩn khắt khe nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn. Để thâm nhập thị trường này, việc đạt được chứng nhận hữu cơ Châu Âu (EU) là điều kiện cần thiết. Phân loại sản phẩm theo các nhóm hữu cơ EU không chỉ giúp tuân thủ quy định mà còn tối ưu hóa quá trình chứng nhận. Mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường đông dân này.

    [​IMG]
    Cách phân loại sản phẩm theo quy định của EU
    1. Vì sao cần phải phân nhóm sản phẩm theo chứng nhận hữu cơ EU?
    Việc phân loại sản phẩm là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình chứng nhận hữu cơ EU. Vì mỗi nhóm sản phẩm sẽ có các tiêu chuẩn, quy định và yêu cầu khác nhau. Bằng cách phân loại rõ ràng, doanh nghiệp có thể tuân thủ các quy định hữu cơ phù hợp. Hạn chế được những sai sót trong quá trình kiểm tra và đánh giá. Đồng thời, cơ quan chứng nhận có thể nhanh chóng đánh giá và cấp chứng nhận cho sản phẩm nếu tất cả các yếu tố cần thiết đều được đáp ứng.

    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Organic là gì? Tại sao xu hướng Organic lại hot hiện nay?

    Các nhóm sản phẩm chứng nhận hữu cơ của EU được phân loại bao gồm:

    • Nhóm A: Sản phẩm từ thực vật chưa trải qua chế biến
    • Nhóm B: Động vật sống hoặc sản phẩm từ động vật chưa trải qua chế biến
    • Nhóm C: Thủy sản và rong biển
    • Nhóm D: Sản phẩm từ thực vật và động vật đã trải qua chế biến
    • Nhóm E: Thức ăn trong chăn nuôi hữu cơ
    • Nhóm F: Vật liệu nhân giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ
    Nếu còn băn khoăn về việc phân nhóm sản phẩm. Doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với UCC. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn phân nhóm sản phẩm và dễ dàng đạt được chứng nhận hữu cơ EU. Liên hệ ngay.

    [​IMG]
    2. Phân nhóm sản phẩm chứng nhận hữu cơ Châu Âu EU
    [​IMG]
    Sản phẩm được phân thành 6 nhóm
    EU phân loại sản phẩm chứng nhận hữu cơ thành 6 nhóm chính. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng nhóm sản phẩm được phân loại theo EU:

    • Nhóm A: Sản phẩm từ thực vật chưa trải qua chế biến
      • Đặc điểm: Sản phẩm này bao gồm loại thực vật. Được trồng hoàn toàn theo phương pháp hữu cơ từ đầu đến cuối mà không sử dụng hóa chất hay phân bón nhân tạo.
      • Yêu cầu: Để sản phẩm thuộc nhóm này đạt chứng nhận hữu cơ. Phải sử dụng giống và hạt giống hữu cơ. Trồng trên đất không sử dụng hóa chất trong ít nhất 3 năm. Quá trình sản xuất cũng cần phải được giám sát chặt chẽ bởi chuyên gia. Để đảm bảo không có sự ô nhiễm chéo từ các sản phẩm không hữu cơ.
      • Ví dụ: Táo hữu cơ, cà chua hữu cơ, gạo hữu cơ.
    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận nông nghiệp hữu cơ của USDA dành cho cây trồng

    • Nhóm B: Động vật sống hoặc sản phẩm từ động vật chưa trải qua chế biến
      • Đặc điểm: Bao gồm các sản phẩm động vật chưa qua chế biến. Các động vật này phải được nuôi dưỡng theo phương pháp hữu cơ.
      • Yêu cầu: Các động vật phải được nuôi dưỡng trong điều kiện không có thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh hoặc hormone tăng trưởng. Các loại thức ăn như ngũ cốc, cỏ và phụ phẩm hữu cơ phải chiếm ít nhất 60% tổng lượng thức ăn của động vật. Động vật hữu cơ cũng phải được giết mổ trong môi trường nhân đạo, giảm thiểu sự đau đớn, căng thẳng cho động vật.
      • Ví dụ: Thịt bò hữu cơ, sữa hữu cơ, trứng hữu cơ.
    • Nhóm C: Thủy sản và rong biển
      • Đặc điểm: Bao gồm thủy sản và các sản phẩm từ rong biển được nuôi trồng hữu cơ.
      • Yêu cầu: Các sản phẩm thủy sản phải được nuôi trong môi trường gần giống với điều kiện sống tự nhiên của chúng nhất. Không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu không tuân thủ theo Oganic. Tỷ lệ thức ăn hữu cơ phải chiếm 100% trong suốt quá trình nuôi trồng. Rong biển phải được nuôi trồng trong môi trường biển hoặc nước lợ tự nhiên mà không sử dụng các chất phụ gia hay hóa chất tổng hợp. Môi trường nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo bền vững và không gây hại cho hệ sinh thái biển.
      • Ví dụ: Cá hồi hữu cơ, rong biển hữu cơ.
    Dù không xuất khẩu, chứng nhận hữu cơ vẫn có thể giúp doanh nghiệp tăng độ uy tín của sản phẩm. Một sản phẩm có được chứng nhận Organic luôn hấp dẫn người tiêu dùng hơn sản phẩm thông thường. Liên hệ ngay để được nhân viên UCC Việt Nam hỗ trợ nhanh chóng!

    [​IMG]
    • Nhóm D: Sản phẩm từ thực vật và động vật đã trải qua chế biến
      • Đặc điểm: Bao gồm các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến.
      • Yêu cầu: Các nguyên liệu chế biến trong sản phẩm phải có ít nhất 95% thành phần hữu cơ. Hơn nữa, trong suốt quá trình chế biến sản phẩm. Phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và không sử dụng hóa chất, chất bảo quản. Chỉ những phụ gia được EU công nhận như: agar, axit citric, pectin mới được sử dụng trong chế biến sản phẩm. Các sản phẩm chế biến từ động vật hữu cơ chỉ có thể sử dụng các phương pháp chế biến tự nhiên như xông khói, muối, hoặc lên men.
      • Ví dụ: Bánh mì hữu cơ, sữa chua hữu cơ, thịt nguội hữu cơ.
    • Nhóm E: Thức ăn trong chăn nuôi hữu cơ
      • Đặc điểm: Bao gồm thức ăn dành cho gia súc, gia cầm và các loài động vật khác.
      • Yêu cầu: Thức ăn chăn nuôi phải được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu hữu cơ và không chứa chất hóa học hay thuốc trừ sâu. Các chất bổ sung cho thức ăn chăn nuôi hữu cơ phải đến từ tự nhiên và được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Ví dụ: các vitamin (Vitamin A, D3, E), khoáng chất, hoặc các amino axit thiết yếu. Gia cầm cần ít nhất 30% tổng thức ăn phải đến từ các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật hữu cơ. Động vật nhai lại cần ít nhất 60% thức ăn là cỏ tươi hoặc cỏ khô hữu cơ. Lợn phải được ăn 85% ngũ cốc hữu cơ trong chế độ ăn. Phần còn lại là thức ăn từ thực vật hoặc thức ăn có chứa protein động vật hữu cơ.
      • Ví dụ: Ngũ cốc hữu cơ như lúa mì, ngô, yến mạch, bã đậu hữu cơ, bột cỏ.
    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận hữu cơ của Mỹ- Nâng tầm chất lượng trong chăn nuôi

    • Nhóm F: Vật liệu nhân giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ
      • Đặc điểm: Bao gồm các vật liệu dùng trong sản xuất hữu cơ như hạt giống, phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu tự nhiên.
      • Yêu cầu: Hạt giống phải là 95% giống hữu cơ và không có sự can thiệp từ giống biến đổi gen. Phân bón và thuốc trừ sâu cũng phải được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ, không gây hại cho môi trường.
      • Ví dụ: Hạt giống hữu cơ, phân bón hữu cơ: phân chuồng, phân xanh,… Dầu cây trà, bột quế, cám gạo, bột đá vôi,… cũng thường được sử dụng như thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ.
    4. Những lưu ý khi phân nhóm sản phẩm để đạt chứng nhận hữu cơ EU
    [​IMG]
    1 vài lưu ý cho doanh nghiệp khi phân loại sản phẩm theo chứng nhận hữu cơ EU
    Để đảm bảo rằng sản phẩm có thể đạt chứng nhận hữu cơ EU, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều quan trọng khi phân nhóm sản phẩm:

    4.1. Hiểu rõ tiêu chuẩn áp dụng cho từng nhóm sản phẩm
    Mỗi nhóm sản phẩm có những yêu cầu và tiêu chuẩn khác nhau. Do đó, việc hiểu rõ từng tiêu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng chuẩn bị các hồ sơ, quy trình sản xuất và kiểm tra cần thiết để đáp ứng yêu cầu chứng nhận hữu cơ EU.

    4.2. Theo dõi và cập nhật quy định mới nhất từ EU
    Quy định về chứng nhận hữu cơ có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, doanh nghiệp cần theo dõi các thay đổi trong quy định của EU để đảm bảo sản phẩm của mình luôn tuân thủ các tiêu chuẩn mới nhất.

    4.3. Chọn đơn vị hỗ trợ uy tín
    Việc tìm kiếm một đơn vị chứng nhận uy tín và có kinh nghiệm là rất quan trọng. UCC Việt Nam là một trong những tổ chức chứng nhận uy tín, có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ EU. Chúng tôi hiểu rõ từng tiêu chuẩn áp dụng cho từng sản phẩm và luôn cập nhật các quy định mới nhất từ EU. Vậy nên, UCC Việt Nam là lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ toàn diện, đào tạo, xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ, thử nghiệm mẫu sản phẩm, chuẩn bị hồ sơ và đăng ký,… Tất cả để giúp doanh nghiệp có thể đạt được chứng nhận hữu cơ nhanh chóng và hiệu quả.

    [​IMG]
    5. Kết luận
    Phân loại sản phẩm là bước quan trọng trong quá trình đạt chứng nhận hữu cơ EU. Việc phân nhóm sản phẩm giúp doanh nghiệp dễ dàng tuân thủ các tiêu chuẩn hữu cơ của EU. Đồng thời đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu về sản xuất, chế biến và kiểm tra chất lượng đều được đáp ứng. Để đạt được chứng nhận hữu cơ, doanh nghiệp cần hiểu rõ tiêu chuẩn áp dụng cho từng nhóm sản phẩm, theo dõi quy định mới và chọn đơn vị chứng nhận uy tín như UCC Việt Nam để được hỗ trợ trong suốt quá trình.

    Liên hệ ngay với chúng tôi để tìm hiểu quy trình và đăng ký chứng nhận Organic!

    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận hữu cơ Châu Âu- Lợi ích và quy trình đăng ký

    UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp
    [​IMG] 036 790 8639
    [​IMG]Chat Zalo UCC
    [​IMG] Nhận báo giá
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này