Trong bối cảnh hiện nay, sức khỏe và dinh dưỡng đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Việc hiểu rõ cách đọc nhãn sản phẩm không chỉ giúp bạn lựa chọn thực phẩm tốt hơn. Mà còn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Ngày càng nhiều các sản phẩm thực phẩm sản xuất tại Mỹ được bán tại thị trường Việt Nam. Nhãn của các thực phẩm này cũng khác sao mới sản phẩm nội địa. Nó cung cấp nhiều thông tin hơn những gì bạn tưởng. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về cách nhận diện các thành phần trên nhãn thực phẩm theo chuẩn FDA Hoa Kỳ. Giúp người tiêu dùng hiểu rõ thông tin sản phẩm, lựa chọn các sản phẩm phù hợp. Đồng thời giúp doanh nghiệp hiểu rõ các thành phần dinh dưỡng cần có nhằm tối ưu công thức. Tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng tại Mỹ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau. Hướng dãn đọc nhãn sản phẩm nhanh, chính xác 1. Tại sao cần đọc nhãn sản phẩm trước khi sử dụng? Đọc nhãn sản phẩm trước khi sử dụng là một thói quen thiết yếu mà người tiêu dùng nên có. Trên nhãn sản phẩm, nhà sản xuất cung cấp những thông tin chi tiết như thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng và các cảnh báo quan trọng. Những thông tin này giúp bạn nắm rõ sản phẩm mình đang sử dụng, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Việc phát hiện các thành phần có thể gây dị ứng hoặc không phù hợp với sức khỏe là điều cực kỳ quan trọng, đặc biệt với những người có tiền sử dị ứng. Bằng cách đọc nhãn thực phẩm đúng trước khi sử dụng. Bạn có thể tránh được những phản ứng phụ không mong muốn, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, hướng dẫn sử dụng cụ thể trên nhãn sản phẩm giúp bạn sử dụng sản phẩm đúng cách. Tối ưu hóa hiệu quả và tránh những sai lầm có thể gây hại. Nhãn sản phẩm còn cung cấp thông tin về hạn sử dụng. Giúp bạn tránh sử dụng những sản phẩm đã hết hạn, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. 2. Thành phần cơ bản trên nhãn thực phẩm chuẩn FDA Hoa Kỳ Có những loại thông tin mà theo FDA quy định phải xuất hiện trên bao bì nhãn thực phẩm được sản xuất tại Mỹ hoặc nhập khẩu từ các nước khác và bán tại thị trường Mỹ, bao gồm: Tên và địa chỉ của công ty sản xuất, đơn vị đóng gói hoặc nhà phân phối. Các thành phần được liệt kê theo thứ tự giảm dần về trọng lượng. Nội dung khối lượng tịnh của bao bì: trọng lượng, thể tích, kích thước hoặc số lượng. Thông tin dinh dưỡng về kích thước khẩu phần và giá trị hàng ngày (Bảng Nutrition Facts). Thông tin cảnh báo 3. Hướng dẫn đọc và hiểu các thành phần trên nhãn Nutrition Facts của thực phẩm một cách chính xác 3.1 Kích thước khẩu phần (Serving Size) Kích thước khẩu phần (Serving Size) là lượng thực phẩm được khuyến nghị để tiêu thụ trong một lần ăn. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về lượng calo và các chất dinh dưỡng mà bạn sẽ nhận được. Khi đọc nhãn thực phẩm tại dòng kích thước khẩu phần. Hãy chú ý chỉ tiêu thụ trong mức khuyến nghị. Ví dụ: Nếu nhãn ghi kích thước khẩu phần là 1 cốc và bạn ăn 2 cốc. Bạn sẽ phải nhân đôi tất cả các thông số dinh dưỡng. Nếu 1 cốc có 200 kcal, thì 2 cốc sẽ cung cấp 400 kcal. Lưu ý: Hãy sử dụng cốc đo hoặc cân theo đúng đơn vị nhà sản xuất đưa ra để xác định chính xác kích thước khẩu phần của bạn. 3.2 Calo (Calories) Calo là đơn vị được sử dụng để đo lượng năng lượng trong thực phẩm. Số calo bạn tiêu thụ cần phải phù hợp với nhu cầu năng lượng của cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều calo có thể gây tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ: Nếu nhãn sản phẩm ghi 250 calo cho 100g sản phẩm. Bạn cần cân nhắc nếu bạn đang tiêu thụ nhiều hơn mức này hàng ngày. 3.3 Các chất dinh dưỡng cần hạn chế (Limit These Nutrients) Nhiều người tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, và natri. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường. Việc hạn chế các chất này trong chế độ ăn uống là rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Bạn nên ưu tiên các sản phẩm có chứa các chất dinh dưỡng cần hạn chế có hàm lượng thấp. Giúp bảo vêh sức khoẻ tôt hơn và hạn chế các vấn đề về tim mạch. Ví dụ: Nếu nhãn sản phẩm ghi 10g chất béo bão hòa, bạn nên xem xét giảm bớt việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng chất béo bão hòa không nên chiếm quá 10% tổng năng lượng hàng ngày. 3.4 Các chất dinh dưỡng cần nạp đủ (get Enough of These Nutrients) Để duy trì sức khỏe tốt, cơ thể bạn cần đủ vitamin A, vitamin C, canxi, và sắt. Các chất này rất cần thiết cho hoạt động và phát triển của cơ thể. Ví dụ: Nếu nhãn ghi rằng sản phẩm cung cấp 20% giá trị vitamin C hàng ngày. Điều này có nghĩa là sản phẩm này giúp bạn đạt được 20% nhu cầu vitamin C cần thiết trong một ngày. 3.5 Giá trị phần trăm hàng ngày (Percent Daily Value) Giá trị phần trăm (%DV) cho biết mức cung cấp của một chất dinh dưỡng trong một khẩu phần thực phẩm so với nhu cầu hàng ngày. Đây là công cụ hữu ích để bạn đánh giá sản phẩm có phù hợp với chế độ ăn uống của mình hay không. Ví dụ: Nếu một gói bánh quy cung cấp 20% giá trị hàng ngày của chất béo bão hòa. Nghĩa là bạn đã tiêu thụ 20% lượng chất béo bão hòa cho phép trong một ngày. Tại sao quan trọng: Giúp bạn so sánh nhanh chóng hàm lượng các chất dinh dưỡng giữa các sản phẩm khác nhau. 3.6 Hiểu rõ về chú thích (Understanding the Footnote) khi đọc nhãn sản phẩm Chú thích thường giải thích giá trị phần trăm hàng ngày (%DV) dựa trên chế độ ăn 2.000 calo. Điều này giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và so sánh các sản phẩm. Ví dụ: Nếu bạn thấy 15% DV cho natri, điều này có nghĩa là sản phẩm này cung cấp 15% lượng natri mà bạn nên tiêu thụ trong một ngày, dựa trên chế độ ăn 2.000 calo. 4. Những lưu ý khi đọc nhãn sản phẩm Việc đọc thành phần dinh dưỡng khi mua thực phẩm có thể giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Nhưng điều này phụ thuộc vào sự hiểu biết của bạn về các thành phần trên nhãn sản phẩm. Khi bạn biết rõ sản phẩm nào cần thiết cho cơ thể, bạn sẽ có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp hơn. Dưới đây là một số điểm quan trọng giúp bạn lựa chọn thực phẩm lành mạnh dựa trên thông tin ghi trên nhãn: Hãy chú ý đến tỷ lệ phần trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Thay vì chỉ tập trung vào đơn vị gram hoặc miligram. Lượng calo cần thiết cho bạn không nhất thiết phải là 2.000 calo/ngày như ghi trên nhãn. Không phải tất cả các thành phần dinh dưỡng được liệt kê trên nhãn đều có lợi cho sức khỏe. Giá trị dinh dưỡng trên nhãn thường được tính cho mỗi khẩu phần ăn. Vì vậy bạn cần theo dõi lượng khẩu phần ăn hàng ngày của mình để đảm bảo phù hợp. 5. Kết luận Việc có cách đọc nhãn thực phẩm nhanh chóng và chính xác không chỉ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh khi mua sắm. Cũng như bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình. Hãy nhớ rằng, thông tin trên nhãn không chỉ đơn thuần là những con chữ mà còn chứa đựng giá trị lớn cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm sự hỗ trợ để đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn ghi nhãn. Hãy đến với dịch vụ tư vấn ghi nhãn chuẩn FDA của công ty UCC Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp giải pháp toàn diện để giúp doanh nghiệp của bạn tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn ghi nhãn. Nhờ đó, người tiêu dùng sẽ cảm thấy yên tâm và tin tưởng hơn. Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua: Hotline 036 7908639 email [email protected] để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!