Bất Động Sản CÁC BƯỚC XÂY DỰNG NHÀ LẮP GHÉP ĐÚNG KỸ THUẬT

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi nhi0999, 17/5/23.

  1. nhi0999

    nhi0999 Member

    Tham gia ngày:
    23/3/23
    Bài viết:
    87
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Nhà lắp ghép là một hình thức xây dựng hiện đại, có thể giúp tiết kiệm thời gian và chi phí phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Việc hiểu và nắm rõ những quy trình thi công nhà lắp ghép đúng kỹ thuật là rất quan trọng trong quá trình thi công và hoàn thiện. Bài viết dưới đây Nhà Việt Nhật sẽ chia sẻ chi tiết quy trình thi công nhà lắp ghép, dựa trên kinh nghiệm của đội ngũ kỹ sư Nhà Việt Nhật từ hàng trăm dự án đã thi công trong quá khứ. Hãy cùng theo dõi nhé!



    Bước 1: Lập kế hoạch khảo sát địa hình và kế hoạch thi công chi tiết
    Trước khi xây dựng nhà lắp ghép, cần phải lập kế hoạch khảo sát địa hình để xác định được vị trí, hướng, diện tích, độ cao và độ dốc của khu đất. Điều này giúp chọn được kiểu nhà lắp ghép phù hợp với điều kiện nền đất. Khảo sát các yếu tố khác như nguồn nước, điện, thoát nước, giao thông và an ninh của khu vực.

    Lập kế hoạch thi công chi tiết cho công trình nhà lắp ghép. Kế hoạch thi công bao gồm các nội dung sau:

    • Thiết kế bản vẽ chi tiết cho từng phần của nhà lắp ghép như khung thép, tường, mái, cửa sổ, cửa chính, sàn nhà…
    • Lựa chọn vật liệu và phụ kiện cho nhà lắp ghép như tấm panel cách nhiệt, tấm ốp tường, mái tôn, bu lông, vít…
    • Tính toán chi phí xây dựng nhà lắp ghép bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, vận chuyển và lắp đặt.
    • Lên kế hoạch thời gian thi công nhà lắp ghép từ giai đoạn sản xuất tại xưởng đến giai đoạn lắp dựng tại công trường.
    • Phối hợp với các bên liên quan như chủ đầu tư, nhà cung cấp vật liệu, đơn vị thi công và giám sát để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.


    Bước 2: Thi công phần móng nhà
    Phần móng là yếu tố quan trọng để tạo nền móng vững chắc cho ngôi nhà. Phần móng cần được thi công theo đúng bản vẽ thiết kế và tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật.Tùy theo địa hình và loại nhà lắp ghép để lựa chọn loại móng phù hợp: móng đơn, móng băng, móng cọc hay móng bè tùy trường hợp.

    Để thi công móng nhà lắp ghép, đơn vị thi công cần phải khảo sát kỹ lưỡng hiện trạng đất và thỏa thuận với chủ đầu tư về loại móng phù hợp. Móng nhà lắp ghép thường đơn giản hơn móng nhà bê tông cốt thép, tuy nhiên cũng cần tuân thủ các bước sau:

    • Xác định ranh giới thi công bằng cách đo tọa độ biên của khu đất để tránh vi phạm quy hoạch và gây tranh chấp về sau.
    • Đào hố móng, tuân theo ngày giờ tốt xấu và thực hiện nghi lễ cúng động thổ theo tín ngưỡng và quan niệm của chủ đầu tư.
    • Làm giằng thép móng và đổ bê tông vào các chân, hố móng theo bản vẽ. Đồng thời thi công hệ thống bể gas, hầm phốt, đi sẵn các đường ống thoát nước, cấp nước âm dưới nền và móng nhà.
    • Tại mỗi trụ móng để dư 4 cây sắt phi 16 nhô lên khỏi mặt đế móng khoảng 25 - 30cm để sau này kết nối với các trụ thép của khung nhà bằng bu lông, bản mã.
    [​IMG]


    Bước 3: Sản xuất các cấu kiện của nhà lắp ghép tại xưởng theo tiêu chuẩn kỹ thuật
    Trước khi lắp đặt nhà lắp ghép, các cấu kiện của ngôi nhà phải được sản xuất sẵn tại nhà xưởng. Đây là một bước quan trọng để đảm bảo chất lượng kỹ thuật và thẩm mỹ của công trình.

    Các cấu kiện được sản xuất bằng máy móc hiện đại và theo tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ. Bước này có thể diễn ra đồng thời với bước xây dựng nền móng, để có thể tiết kiệm thời gian hoàn thành công trình. Khi nền móng hoàn thành, các cấu kiện của ngôi nhà lắp ghép đã sẵn sàng để lắp ráp.



    Bước 4: Lắp dựng khung nhà lắp ghép trên nền móng đã hoàn thành
    Sau khi sản xuất xong cấu kiện của nhà lắp ghép tại xưởng sẽ được vận chuyển để công trình và tiến hành lắp ghép. Việc lắp dựng khung nhà lắp ghép thường được thực hiện bằng cẩu và sau đó được liên kết với nhau bằng hệ thống ốc vít, bu lông. Việc lắp dựng khung nhà cần tuân thủ theo bản vẽ đã thiết kế và quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo sự chắc chắn, ổn định và đồng bộ của khung nhà.



    Bước 5: Lắp đặt các hệ thống vách, mái cho nhà lắp ghép
    Sau khi lắp dựng xong khung thép của nhà lắp ghép, sẽ tiến hành lắp đặt các hệ thống tường, vách, mái cho ngôi nhà. Hệ thống này thường được làm bằng tấm panel có cấu tạo bởi hai mặt là tôn mạ màu và giữa là lớp xốp cách nhiệt, cách âm. Các tấm panel này được kết nối với khung thép bằng bulong hoặc vít. Các tấm vách được gắn vào các thép chữ U cố định tại mỗi bên của các trụ. Các tấm vách được thả từ điểm cao nhất xuống để đảm bảo độ bền và vững vàng. Sau khi hoàn thành cần kiểm tra kỹ độ kín và độ bằng phẳng của các tấm panel để tránh hiện tượng rò rỉ nước hay biến dạng.

    Lợp mái là khâu hoàn thiện gần như cuối cùng của các công đoạn làm nhà lắp ghép. Việc tiến hành lợp mái sau cùng sẽ tạo sự an toàn và thuận lợi trong quá trình thi công vách. Chất lượng mái nhà còn phụ thuộc vào vật liệu chủ đầu tư chọn và điều kiện thời tiết. Hiện nay có nhiều loại mái lợp cho nhà lắp ghép, như mái tôn, mái ngói nhựa, ngói xi măng, ngói bitum nhập khẩu… Cần phải lựa chọn loại mái phù hợp với khí hậu và phong cách của nhà.

    [​IMG]
    ==> Xem thêm: Nhà lắp ghép có bền không? - Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của nhà
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này