Khoảng 90% bệnh nhân đái tháo đường thuộc type 2, thường sau tuổi 40 Cơ chế chuyển hóa của đái tháo đường type 2 là sự kết hỢp đề kháng insulin và giảm dần chức năng tiết insulin của các tề bào beta tuyến tụy Đề kháng insulin xuất hiện trước đái tháo đường type 2 khoảng 8-10 năm và thường kèm theo các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tình trạng tăng đông máu. Sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ này đưỢc gọi là Hội chứng chuyển hóa hay Hội chứng tim mạch rồ"i loạn chuyển hóa. Râ"t nhiều bệnh nhân bị hội chứng chuyển hóa có biểu hiện suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói hay rối loạn dung nạp glucose nhiều năm trước khi xuất hiện đái tháo đường. Ngược lại với đái tháo đường type 2, đái tháo đường type 1 chỉ chiếm khoảng 10% các bệnh nhân đái tháo đường Nguyên nhân thường do hiện tưỢng miễn dịch làm phá hủy các tế bào beta của tuyến tụy. Đái tháo đường type 1 hay xuất hiện ở hai thời điểm là 4 tuổi và 13 tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh đặc trưng là gây ra các biến chứng bệnh lý vi mạch (bệnh thận, bệnh võng mạc mắt) nhưng cũng có thể gây ra bệnh động mạch vành. Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở các bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 3 lần so với những người không bị đái tháo đường. Thêm vào đó, đái tháo đường làm tăng khả năng bị vữa xơ nặng hệ động mạch cảnh. Các bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị tổn thương não trầm trọng hơn khi bị thuyên tắc mạch do vữa xơ động mạch cảnh, trong khi các bệnh nhân không bị ĐTĐ có thể chỉ bị thiếu máu não thoáng qua ==> Xem thêm: Thuốc hỗ trợ trị tiểu đường của Nhật Bản tốt nhất